Buôn bán người là một trong những tội xâm phạm nghiêm trọng quyền con người. Nạn nhân mua bán người sau khi được cứu khỏi những nơi mua bán người, thì sẽ được nhà nước hỗ trợ về nhiều mặt. Cho nên, pháp luật đã có quy định về cơ sở hỗ trợ nạn nhân mua bán người để hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân mua bán người. Vậy, cơ sở hỗ trợ nạn nhân mua bán người được thành lập với điều kiện như thế nào? Trình tự, thủ tục thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân mua bán người như thế nào? Hãy cùng NP LAW tìm hiểu nhé.
Điều kiện thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân được quy định khá chi tiết, rõ ràng:
- Phải có trụ sở làm việc ổn định, giao thông thuận tiện;
- Diện tích đất tự nhiên tối thiểu 15m2/nạn nhân; diện tích phòng ở bình quân 05 m2/nạn nhân;
Điều kiện thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
- Cơ sở hỗ trợ nạn nhân có trang thiết bị, phương tiện phù hợp với nhiệm vụ hỗ trợ nạn nhân;
- Phải có ít nhất 05 nhân viên, trong đó 2 nhân viên có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành công tác xã hội.
Ngoài các điều kiện như trên, thì cơ sở hỗ trợ nạn nhân còn phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất và nhân sự cụ thể như sau:
* Điều kiện về cơ sở vật chất:
- Phòng tiếp nhận nạn nhân: Có diện tích tối thiểu 10m2; có trang thiết bị tối thiểu cần thiết cho việc tiếp nhận nạn nhân như bàn làm việc, ghế ngồi, tủ tài liệu, máy vi tính, điện thoại; có bảng niêm yết nội quy, phạm vi dịch vụ hỗ trợ nạn nhân.
- Phòng ở của nạn nhân: Diện tích phòng ở phải đảm bảo bình quân 05m2 cho 01 người và không quá 04 người trong 01 phòng. Các phòng ở phải được xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có cửa sổ, cửa ra vào phải có khóa; ngoài ra, trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của nạn nhân trong thời gian lưu trú tại cơ sở như giường nằm, tủ quần áo, các đồ dùng trong sinh hoạt cá nhân.
- Cơ sở hỗ trợ nạn nhân phải có nhà bếp, nhà ăn, nhà vệ sinh, nhà tắm và các công trình phụ trợ khác; phải đảm bảo về an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho nạn nhân; phù hợp với các quy định về phòng cháy, chữa cháy.
Đối với cơ sở hỗ trợ nạn nhân có quy mô hỗ trợ từ 25 người trở lên phải có các phân khu riêng biệt dành cho phụ nữ, trẻ em, nhà ở, nhà bếp, khu vệ sinh, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu sinh hoạt chung, hệ thống cấp, thoát nước, điện, đường đi nội bộ, trang thiết bị y tế, cơ số thuốc tối thiểu phục vụ cho sơ cứu, cấp cứu khi cần thiết.
* Điều kiện về nhân sự:
- Có ít nhất 01 nhân viên chuyên trách. Trường hợp cơ sở hỗ trợ nạn nhân có sử dụng người làm kiêm nhiệm thì phải đăng ký giờ làm việc cụ thể để đảm bảo an ninh, an toàn cho cơ sở và nạn nhân;
- Nhân viên trực tiếp làm công tác hỗ trợ nạn nhân phải đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công tác xã hội viên trở lên;
- Đối với nhân viên y tế (nếu có) phải có trình độ chuyên môn từ trung cấp y tế trở lên; nhân viên bảo vệ phải có chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Điều 4 Nghị định số 09/2013/NĐ-CP, Điều 3 Thông tư số 35/2013/TT- BLĐTBXH.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân mua bán người bao gồm các thành phần sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
- Đề án thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
- Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc cơ sở hỗ trợ nạn nhân, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc tổ chức thành lập cơ sở; danh sách nhân sự dự kiến làm việc tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
- Các giấy tờ và văn bản có liên quan:
+ Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân;
Hồ sơ thành lập bao gồm những nội dung gì?
+ Ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở hỗ trợ nạn nhân đặt trụ sở hoạt động, trong đó nêu rõ đồng ý hay không đồng ý về việc đặt trụ sở của cơ sở hỗ trợ nạn nhân;
+ Các văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn của nhân sự làm việc dự kiến tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
Cơ sở pháp lý: Điều 4 Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH.
Trình tự thực hiện việc xin cấp giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân mua bán người được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép thành lập gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi dự kiến đặt trụ sở để thẩm định.
Bước 2: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý hồ sơ.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để hoàn thiện hồ sơ.
Cơ sở pháp lý: Điều 6 Nghị định 09/2013/NĐ-CP.
Cơ sở hỗ trợ nạn nhân mua bán người sẽ có chức năng, nhiệm vụ như sau:
- Thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ nạn nhân:
+ Tiếp nhận và bố trí nơi lưu trú cho nạn nhân.
Chức năng của cơ sở hỗ trợ nạn nhân mua bán người
+ Hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ y tế, hỗ trợ tâm lý phù hợp với lứa tuổi, giới tính, nguyện vọng của nạn nhân và khả năng đáp ứng của cơ sở.
+ Giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp cho nạn nhân.
+ Đánh giá khả năng hòa nhập cộng đồng của nạn nhân, cung cấp các thông tin về chính sách, chế độ, dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng.
+ Cung cấp thông tin cần thiết cho cơ quan chức năng để đấu tranh phòng, chống các hành vi bị nghiêm cấm.
+ Phối hợp với các cơ quan hữu quan đưa nạn nhân về nơi cư trú.
+ Phối hợp với cơ quan Công an trong việc xác minh nạn nhân
- Có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phối hợp thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân theo quy định của pháp luật.
- Được tuyển dụng lao động làm việc tại cơ sở. Việc tuyển dụng, sử dụng lao động thực hiện theo quy định của pháp luật lao động.
- Được huy động các nguồn tài trợ trong nước và ngoài nước để thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân.
Cơ sở pháp lý: Điều 15 Nghị định 09/2013 NĐ-CP, Điều 9 Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH.
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 09/2013/NĐ-CP thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi cơ sở hỗ trợ nạn nhân dự kiến đặt trụ sở có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân (sau đây gọi tắt là Giấy phép thành lập).
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân mua bán người. Nếu thuộc các trường hợp sau đây, sẽ không được cấp giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân mua bán người:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài.
- Đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam mà thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Không đáp ứng đủ các điều kiện về thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân;
+ Việc thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc lợi dụng việc thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
+ Hồ sơ không hợp lệ.
Cơ sở pháp lý: Điều 10 Nghị định 09/2013 NĐ-CP.
Hầu hết các nạn nhân sau khi được xác minh, tiếp nhận đều mong muốn sớm trở về gia đình để tiếp tục với cuộc sống như trước. Một số ít trong thời gian chờ xác minh được đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định. Trên thực tế, các cơ sở hỗ trợ nạn chưa có cơ chế quản lý rõ ràng, còn nhiều khó khăn về mặt kinh tế, thiết bị tại cơ sở.
Trên đây là bài viết của NP LAW về vấn đề, nếu Quý bạn đọc còn thắc mắc và cần hỗ trợ vấn đề liên quan thì hãy liên hệ ngay với NP LAW nhé.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn