Cầm cố tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dành cho bên có nghĩa vụ trong hợp đồng. Vậy cầm cố tài sản là gì? Pháp luật quy định như thế nào về biện pháp bảo đảm này? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Điều 309 Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS) định nghĩa cầm cố như sau: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”
BLDS không quy định cụ thể về hình thức của cầm cố tài sản. Tuy nhiên, từ quy định tại Điều 310 BLDS thì có thể hiểu, nếu tài sản cầm cố là động sản thì có thể cầm cố tài sản bằng hình thức miệng hoặc văn bản, nếu tài sản cầm cố là bất động sản thì bắt buộc phải lập thành văn bản. Văn bản cầm cố không nhất thiết phải công chứng/chứng thực hoặc đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Đối tượng của cầm cố tài sản là tài sản. Vì thế, đối tượng của cầm cố tài sản còn được gọi là tài sản cầm cố. Tài sản cầm cố phải thuộc sở hữu của bên cầm cố và được phép chuyển giao.
- Quyền của bên cầm cố tài sản
Điều 312 BLDS quy định bên cầm cố tài sản có những quyền sau:
- Nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản
Theo Điều 311 BLDS, bên cầm cố có nghĩa vụ sau:
- Quyền của bên nhận cầm cố tài sản
Theo Điều 314 BLDS, bên nhận cầm cố có quyền sau:
- Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố
Theo quy định tại Điều 316 BLDS thì tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố trong các trường hợp sau:
Theo quy định tại Điều 315 BLDS, cầm cố tài sản sẽ hết hiệu lực trong các trường hợp sau:
Theo quy định tại khoản 6 Điều 29 Nghị định 96/2016/NĐ-CP: “Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự” và quy định tại Khoản 1 Điều 468 BLDS năm 2015: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất, thì lãi suất cầm đồ không được vượt quá 20%/năm".
Như vậy, chủ thể khi mở tiệm cầm đồ thì phải đảm bảo mức lãi suất khi nhận cầm cố tài sản là 20%/năm.
Khoản 3 Điều 314 BLDS quy định về quyền của bên nhận cầm cố như sau:
“Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận”.
Theo quy định trên thì bên nhận cầm cố sẽ có quyền cho thuê lại, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu bên nhận cầm cố có thỏa thuận với bên cầm cố.
Như vậy, cửa hàng cầm đồ sẽ có quyền cho người khác thuê lại tài sản cầm cố nếu như có thỏa thuận với bên cầm cố. Bên cầm cố có quyền yêu cầu bên cửa hàng cầm đồ chấm dứt việc cho thuê lại tài sản cầm cố nếu tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị theo quy định tại khoản 1 Điều 312 BLDS.
Là một đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn các biện pháp bảo đảm trong giao dịch dân sự, NPLaw cung cấp tới quý khách dịch vụ tư vấn biện pháp bảo đảm cầm cố tài sản và soạn thảo hợp đồng cầm cố tài sản bao gồm:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn