Trong thời đại công nghệ số hiện nay, giao dịch trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế và xã hội. Hợp đồng điện tử, là một hình thức của giao dịch trực tuyến, mang lại sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian cho các bên tham gia. Tuy nhiên, việc áp dụng hợp đồng điện tử cũng đồng nghĩa với việc phải đối mặt với các vấn đề pháp lý phức tạp.
Sau đây, NPLaw sẽ phân tích các quy định của pháp luật về hợp đồng điện tử.
Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, các giao dịch trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu trong mọi lĩnh vực kinh tế và xã hội. Một trong những yếu tố quan trọng để các giao dịch này diễn ra thuận lợi chính là hợp đồng điện tử.
Hợp đồng điện tử có những đặc điểm nổi bật so với hợp đồng truyền thống, bao gồm:
Căn cứ theo khoản 16 Điều 3 Luật giao dịch điện tử 2023 có định nghĩa: Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu.
Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, hợp đồng dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như hợp đồng bằng văn bản giấy (hợp đồng truyền thống).
Theo Điều 36 Luật giao dịch điện tử 2023, các nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử bao gồm:
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, hợp đồng điện tử có thể được giao kết cho nhiều loại giao dịch khác nhau, miễn là các giao dịch này đáp ứng các yêu cầu pháp lý về tính hợp lệ và bảo mật cũng như không vi phạm pháp luật.
Dưới đây là các loại hợp đồng chủ yếu có thể được giao kết dưới dạng hợp đồng điện tử:
Hợp đồng điện tử là hợp đồng được giao kết dưới dạng thông điệp dữ liệu, được tạo lập, gửi, nhận, lưu trữ và trao đổi bằng phương tiện điện tử. Hợp đồng điện tử có hiệu lực như các hợp đồng thông thường, được pháp luật bảo vệ và có giá trị thi hành. Theo khoản 1 Điều 401 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Từ điều luật trên có thể thấy hợp đồng điện tử có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ khi các bên có những thỏa thuận khác. Có ba thời điểm xác định hợp đồng điện tử có hiệu lực:
Việc sử dụng chữ ký số trong các giao dịch điện tử (bao gồm ký kết hợp đồng điện tử) sẽ được dựa trên thỏa thuận của các bên tham gia. Vì vậy, doanh nghiệp có quyền sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký số khi ký kết hợp đồng điện tử.
Trên thực tế, mặc dù đây không phải là quy định bắt buộc nhưng hiện tại, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đánh giá cao chữ ký số và cân nhắc đưa ra sử dụng rộng rãi trong hầu hết các giao dịch điện tử bởi những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại. Cụ thể:
Theo khoản 3 Điều 13 Luật Giao dịch điện tử 2023, thời hạn lưu trữ đối với thông điệp dữ liệu được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc lưu trữ thông điệp dữ liệu có giá trị như lưu trữ văn bản giấy.
Cụ thể theo Điều 15 Luật Lưu trữ năm 2024, thời hạn lưu trữ như sau:
Theo Điều 93 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục TTDS và được tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án, cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp. Chứng cứ được thu thập từ các nguồn khác nhau, trong đó có dữ liệu điện tử.
Như vậy, hợp đồng điện tử trong đó chứa các dữ liệu điện tử được xem là nguồn của chứng cứ và được cung cấp làm bằng chứng trước Tòa án. Tuy nhiên, để trở thành chứng cứ và có giá trị pháp lý, hợp đồng này phải đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề hợp đồng điện tử. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn