Khi có nhu cầu ghi nhận lại các sự kiện, hành vi có thật nhằm mục đích sử dụng làm cơ sở cho các giao dịch đã thỏa thuận, làm nguồn chứng cứ khi tham gia tố tụng, các cá nhân và pháp nhân có thể yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi đã trực tiếp chứng kiến. Do đó, việc lập vi bằng không đúng là hành vi vi phạm các quy định pháp luật về lập vi bằng, bao gồm: Lập vi bằng không đúng về mặt nội dung và hình thức và lập vi bằng thuộc các trường hợp không được lập vi bằng.
Khi có nhu cầu ghi nhận lại các sự kiện, hành vi có thật nhằm mục đích sử dụng làm cơ sở cho các giao dịch đã thỏa thuận, làm nguồn chứng cứ khi tham gia tố tụng, các cá nhân và pháp nhân có thể yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi đã trực tiếp chứng kiến.
Do đó, việc lập vi bằng không đúng là hành vi vi phạm các quy định pháp luật về lập vi bằng, bao gồm: Lập vi bằng không đúng về mặt nội dung và hình thức và lập vi bằng thuộc các trường hợp không được lập vi bằng.
Điều 37 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức hoạt động thừa phát lại quy định về các trường hợp không được lập vi bằng bao gồm các trường hợp sau:
Đối với các trường hợp vi phạm về mặt nội dung và hình thức kể trên, Thừa phát lại sẽ không được quyền lập vi bằng. Vậy nên, việc lập vi bằng đối với các trường hợp không được lập vi bằng thì sẽ không có hiệu lực.
Vi bằng được xem là văn bản ghi nhận những sự kiện, hành vi có thật và được Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Vì vậy, các hành vi, sự kiện có thật, đảm bảo tính hình thức và nội dung chủ yếu theo Điều 40 và không thuộc các trường hợp không được lập vi bằng trong quy định tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì việc lập vi bằng là có giá trị pháp lý.
Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng
Tại Điều 39 Nghị định 08/2020/NĐ-CP có đề cập về việc đăng ký vi bằng. Trong đó, Văn phòng thừa phát lại có nghĩa vụ gửi vi bằng đến đăng ký tại Sở Tư pháp và Sở Tư pháp có nghĩa vụ ghi vào sổ đăng ký vi bằng. Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt cần xác thực tính chính xác của vi bằng, Tòa án có thể yêu cầu Thừa phát lại làm rõ tính xác thực. Nếu không được, Tòa án có quyền tuyên hủy vi bằng đã lập.
Vì vậy, thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng không bị giới hạn và vi bằng khi được lập, đăng ký đúng theo quy định của pháp luật thì sẽ có hiệu lực.
Điều 69 quy định đối với Thừa phát lại việc lập vi bằng trái quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP tùy theo tính chất và mức độ, hoặc đối với người yêu cầu lập vi bằng hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, sử dụng các văn bản, tài liệu giấy tờ giả mạo, văn bản trái pháp luật,... hoặc các hành vi gian dối khác có thể bị xử phạt theo các hình thức sau đây:
"- Xử phạt vi phạm hành chính.
- Truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Bồi thường thiệt hại.
- Thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có)."
Theo điều 32 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì hành vi vi phạm về hành nghề thừa phát lại bị xử phạt vi phạm hành chính như sau;
"- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lập vi bằng không đúng nội dung và hình thức; không ký vào từng trang của vi bằng theo quy định.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với các hành vi thuộc trường hợp không được lập vi bằng được quy định tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
- Tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 09 - 12 tháng đối với hành vi lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi mà mình không trực tiếp chứng kiến."
Mức xử phạt vi phạm hành chính trên đây là đối với cá nhân. Trường hợp đối với tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Khoản 5 Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định việc ghi nhận sự kiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu đất đai mà không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng theo quy định của pháp luật thì không được lập vi bằng. Vì vậy, trường hợp thực hiện mua bán đất có đầy đủ giấy tờ thì được lập vi bằng.
Tuy vậy, bản chất việc lập vi bằng là ghi nhận sự kiện có thật, cụ thể là xác nhận có xảy ra sự kiện mua bán đất giữa các bên. Đồng thời, vi bằng không có giá trị thay thế văn bản công chứng, chứng thực.
Vì nên, việc lập vi bằng không xác định được giá trị pháp lý về mặt nội dung của các giao dịch mua bán đất, mà chỉ xác thực được sự kiện mua bán đất này đã diễn ra tại thời gian và địa điểm nhất định. Do đó, việc mua bán đất bằng lập vi bằng sẽ không có giá trị pháp lý và không được pháp luật thừa nhận.
3. Nếu không lập vi bằng thì phải làm gì để chuyển quyền sử dụng đất?
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định đối với các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì phải được công chứng và chứng thực.
Do đó, khi có nhu cầu chuyển quyền sử dụng đất thì các bên phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng tại cơ quan có thẩm quyền.
4. Lập vi bằng có cần đóng dấu giáp lai hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 40 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về hình thức của vi bằng.
"Trong đó, đối với vi bằng có từ 02 trang, 02 tờ trở lên thì các trang phải được:
- Đánh số thứ tự.
- Giữa các tờ phải được đóng dấu giáp lai."
Vì vậy, ngoài quy định về mặt nội dung, các vi bằng được lập không đảm bảo tính hình thức như không đóng dấu giáp lai sẽ không có hiệu lực pháp lý.
Trên đây là những thông tin về lập vi bằng. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến lập vi bằng hãy liên hệ với NP Law để được giải đáp các thắc mắc cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn