NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY THIỆT HẠI CÓ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG KHÔNG?

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra là một trong những trách nhiệm dân sự được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự (BLDS). Tuy nhiên, trong quá trình thực thi thì quy định đó còn chung chung, chưa cụ thể và còn nhiều bất cập khi vận dụng vào thực tiễn. Vì vậy, bài viết dưới đây NPLaw sẽ cung cấp cho bạn một số điểm cần chú ý trong trường hợp bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. 

I. Quy định pháp luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra.

Trước hết có thể thấy, khái niệm như nhà cửa, công trình xây dựng (CTXD) khác được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Về khái niệm nhà cửa trong Luật nhà ở năm 2014 có định nghĩa là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình và cá nhân. Về khái niệm CTXD khác cũng được Luật xây dựng hiện hành chỉ ra định nghĩa như sau: đó là sản phẩm được tạo nên bởi sức lao động của con người và vật liệu xây dựng và thiết bị lắp đặt vào công trình đó, nó được liên kết với nhau bằng đằng, có thể bao gồm một phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất và phần dưới mặt đất. Theo đó CTXD khác được hiểu là tất cả những công trình xây dựng còn lại, ngoài nhà cửa. 

Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác; Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường."

Quy định trên có nghĩa là khi nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại, người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể là chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng. Tuy nhiên, BLDS năm 2015 không xác định thứ tự chịu trách nhiệm của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản. Điều đó dẫn đến khó khăn trong việc xác định chủ thể sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra (ví dụ, khi chủ sở hữu đã chuyển giao cho người khác quản lý, sử dụng rồi thì có phải bồi thường nếu có thiệt hại hay không?). Do đó, cần phải xác định thứ tự chịu trách nhiệm bồi thường và phải phân định được trách nhiệm của chủ thể khi nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại.

Việc xác định người phải bồi thường thiệt hại là chủ sở hữu hay người chiếm hữu, người được giao quản lý, người sử dụng sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể như sau: 

Thứ nhất, trong trường hợp nhà cửa, công trình khác gây thiệt hại mà có lỗi của người quản lý, thì phải xem xét trong thời gian đó có chủ thể nào có nghĩa vụ quản lý (nghĩa vụ kiểm tra tình trạng, khắc phục hư hỏng,…). Nếu chủ sở hữu là người trực tiếp quản lý, sử dụng thì chủ sở hữu phải bồi thường. Nếu do người khác chiếm hữu, sử dụng và do họ đã không thực hiện tốt nghĩa vụ quản lý thì họ phải bồi thường thiệt hại; 

Thứ hai, trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại mà không có sự vi phạm trong quản lý (tức là không chủ thể nào bị coi là có lỗi), thì việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ phụ thuộc vào việc ai là người được thực hiện các quyền khai thác công dụng hoặc hưởng lợi các lợi ích phát sinh từ nhà cửa, công trình xây dựng khác tại thời điểm nó gây thiệt hại.

Theo đó, nếu chủ sở hữu là người đang thực hiện các quyền đối với tài sản hoặc đang được hưởng các lợi ích từ tài sản đó thì chủ sở hữu phải bồi thường, kể cả tại thời điểm đó nhà cửa, công trình xây dựng đang do người khác trực tiếp quản lý. Ví dụ, cả nhà đi xem phim và có nhờ người khác sang trông nhà hộ, nếu nhà gây thiệt hại, chủ sở hữu phải bồi thường. Nếu chủ sở hữu đã chuyển giao quyền khai thác công dụng hoặc hưởng các lợi ích từ nhà cửa, công trình xây dựng khác cho chủ thể khác (người thuê, người mượn,…) thì khi nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại, người được chuyển giao sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường; hoặc ví dụ khác; Hoặc, công trình đang xây dựng mà gây ra lún nền, nứt tường, nghiêng nhà của hộ liền kề thì lúc này trách nhiệm bồi thường sẽ là chủ sở hữu công trình đang xây dựng, nếu người thi công xây dựng cũng có lỗi thì phải liên đới bồi thường.

II. Yếu tố xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra? 

Theo pháp luật dân sự, thì loại trách nhiệm BTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra được xem là một dạng của TNBTTH ngoài hợp đồng. Do đó, nó cũng mang đầy đủ những đặc điểm của loại trách nhiệm này. Ngoài ra, TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra cũng có những đặc điểm riêng biệt. Do đó, để xác định trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra cần xác định những yếu tố sau:  

Thứ nhất, về nguyên nhân gây ra thiệt hại 

Nhà cửa, công trình xây dựng khác có thể gây ra thiệt hại trong bốn trường hợp đó là trường hợp do bị sự kiện bất khả kháng tác động, do một tài sản khác tác động; do một hành vi trái pháp luật của con người tác động; hay do tự thân nó gây ra thiệt hại. Tuy nhiên, sự tự gây ra thiệt hại của nhà cửa, công trình xây dựng khác có điểm khác biệt so với sự gây thiệt hại của những loại tài sản khác như cây cối hay súc vật. Nếu như đối với cây cối, súc vật thì sự tự gây thiệt hại trong đa số các trường hợp là sự tự thân tuyệt đối, không liên quan đến hành vi của con người cũng như không có lỗi của bất kỳ chủ thể nào. Nhưng đối với nhà cửa, CTXD khác lại là sản phẩm do con người tạo ra, nên sự tự gây thiệt hại chỉ mang nghĩa tương đối. Do đó, việc xác định nguyên nhân gây ra thiệt hại là một trong những yếu tố quan trọng để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. 

Thứ hai, về điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại 

Đối với trường hợp thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra để được bồi thường thì người bị thiệt hại chỉ cần chứng minh đầy đủ ba điều kiện, bao gồm: có thiệt hại, có sự tự thân tác động của nhà cửa, công trình xây dựng khác khác và giữa thiệt hại và sự thân tác động của nhà cửa, công trình xây dựng khác có mối quan hệ nhân quả với nhau. Và không cần chứng minh lỗi của chủ sở hữu, người chiếm hữu, hay người được giao quyền quản lý, sử dụng chúng. 

Thứ ba, về thiệt hại được bồi thường: Thiệt hại được bồi thường không bao gồm những thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín. 

Thứ tư, về chủ thể chịu TNBTTH: Trong trường hợp thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quyền quản lý, sử dụng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cho dù cho họ không có lỗi nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm. Ngoài ra khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường (Điều 605 BLDS 2015)

III. Giải đáp thắc mắc về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

1. Đơn khiếu nại về việc nhà hàng xóm xây dựng làm ảnh hưởng nhà liền kề  có nội dung gì? 

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Theo đó, hành vi của nhà hàng xóm gây ảnh hưởng đến nhà liền kề được xác định không phải là hành vi hành chính của cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Do đó, hành vi này không là đối tượng bị khiếu nại theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật khiếu nại 2011. Vì vậy, thông thường trong trường hợp nhà hàng xóm xây dựng gây ảnh hưởng đến nhà liền kề, người bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật, thông thường các mẫu đơn có tên như tên đề nghị, đơn yêu cầu giải quyết vụ việc… 

Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật chưa ban hành mẫu đơn đề nghị/yêu cầu giải quyết việc nhà hàng xóm xây dựng làm ảnh hưởng đến những nhà liền kề. Căn cứ quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi cung cấp cho bạn một số nội dung cần có trong mẫu đơn yêu cầu/đề nghị cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc nhà hàng xóm xây dựng làm ảnh hưởng nhà liền kề như sau:

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

(V/v: Xây dựng làm ảnh hưởng tới các nhà liền kề của gia đình ông/bà ……..)

Kính gửi: ỦY BAN NHÂN DÂN........................................................ (1)

Tôi là: …………………………………………………. sinh năm: …………………

CMND/CCCD số: ………………………………..do………………….cấp ngày …………………..

Đăng ký hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………….

Nơi ở hiện tại: ………………………………………………………………………..

Tôi có sự việc trình bày với Quý cơ quan như sau (2)

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

Do vậy, từ những hành vi của gia đình ông..., hậu quả mà hành vi đó để lại cho tôi và những hộ dân sống liền kề, căn cứ quy định pháp luật hiện hành, tôi kính đề nghị Quý cơ quan nhanh chóng xác minh vụ việc và giải quyết các vấn đề sau đây:

(3)…………………………………………………………….....................................

Tôi cam đoan những thông tin trình bày nêu trên là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm pháp luật. Kính mong Quý cơ quan nhanh chóng xem xét giải quyết, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của gia đình tôi và các hộ dân xung quanh.

Trân trọng cảm ơn Quý cơ quan.

Giấy tờ, tài liệu kèm theo:

(4)……………………………………….;

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Chú thích: 

(1) Tên cơ quan tiếp nhận. Ví dụ: Ủy ban nhân dân quận/ huyện....

(2) Trình bày rõ ràng, cụ thể vụ việc phát sinh muốn đề nghị, yêu cầu giải quyết, nêu rõ hậu quả đã xảy ra, mức thiệt hại mà bạn phải chịu và thường nên nêu theo các mốc thời gian/mốc sự kiện của vụ việc.

(3) Liệt kê các yêu cầu cụ thể

(4) Ghi rõ những tài liệu có để chứng minh vi phạm, ví dụ bản ảnh chụp về hành vi của gia đình ông/bà…

2. Thời hiệu yêu cầu khởi kiện bồi thường là bao lâu?

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm bồi thường không phát sinh từ quan hệ hợp đồng; người nào có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Theo đó, bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra thuộc trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.

Vì vậy, tại Điều 588 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại có nội dung như sau: “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.”


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp