TƯ VẤN VỀ KHẢ NĂNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU

Để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra cho sản phẩm, dịch vụ của mình sở hữu, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để bảo vệ quyền lợi tối đa cho thương hiệu của công ty.

I. Bảo hộ nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu gồm hai loại cơ bản là nhãn hiệu dùng cho hàng hóa và nhãn hiệu dùng cho dịch vụ. Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức. cá nhân khác nhau. Bảo hộ nhãn hiệu chính là bảo vệ giá trị của hàng hoá, dịch vụ nhằm tránh trường hợp bị người khác sử dụng, chiếm đoạt hoặc đăng ký trước.

Bảo hộ thương hiệu

1.1 Thời hạn bảo hộ là bao lâu?

Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu là 10 năm, tuy nhiên chủ sở hữu nhãn hiệu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm và có thể được bảo hộ mãi mãi nếu được gia hạn đúng hạn.

Trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ sỡ hữu nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn và lệ phí theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.

1.2 Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu

Phạm vi bảo hộ sẽ được xác định theo:

  • Mẫu nhãn hiệu
  • Danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu
  • Phạm vi lãnh thổ quốc gia

Thương hiệu của bạn

1.3 Những lợi ích khi được bảo hộ độc quyền

  • Để người tiêu dùng không nhầm lẫn khi mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường.
  • Đảm bảo một nhà sản xuất chân chính giữ uy tín, chất lượng, vị trí của mình trên thị trường.

Chính vì thế, pháp luật đã quy định cơ chế bảo vệ độc quyền bằng cách cho phép người sản xuất chân chính đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình để sử dụng độc quyền trong thương mại. Vì vậy, chúng ta cần hiểu rõ điều kiện bảo hộ nhãn hiệu để có thể xây dựng cho mình một nhãn hiệu có khả năng được bảo hộ theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ.

II. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu

Theo Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ thì điều kiện bảo hộ nhãn hiệu được quy định như sau:

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;

2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Hình ảnh thương hiệuTuy nhiên, chúng ta nên lưu ý có những dấu hiệu không được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu:

1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.

2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.

3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.

4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.

5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.

Chính vì thế, để có thể giảm rủi ro có thể xảy ra đối với sản phẩm, dịch vụ, đồng thời tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, chủ sở hữu doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để xây dựng thương hiệu bền vững. Bảo hộ nhãn hiệu cho doanh nghiệp ngoà thúc đầy hoạt động quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp còn tạo thêm sự tin tưởng trong quan hệ với khách hàng.


Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM

    ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM

    Nhãn hiệu được xem như một tài sản vô hình của doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân. Đăng ký nhãn hiệu sẽ góp phần tạo nên sự uy tín, niềm tin khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Đăng ký nhãn hiệu là...
    Đọc tiếp
  • NỘI DUNG TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

    NỘI DUNG TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

    Sau khi thực hiện thủ tục đăng ký, nếu nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện bảo hộ, chủ đơn sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để chủ sở hữu khai thác và bảo vệ các quyền của...
    Đọc tiếp
  • SỬA ĐỔI NỘI DUNG TRÊN TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

    SỬA ĐỔI NỘI DUNG TRÊN TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

    Do thời gian đăng ký nhãn hiệu thực tế thường kéo dài từ 18 tháng đến 24 tháng hoặc lâu hơn nên trong khoảng thời gian đó có thể xảy ra các trường hợp thay đổi nội dung đơn hoặc thông tin của chủ đơn. Lúc này, chủ đơn cần phải...
    Đọc tiếp
  • NGUỒN GỐC VÀ XUẤT XỨ HÀNG HOÁ

    NGUỒN GỐC VÀ XUẤT XỨ HÀNG HOÁ

    Mục lục Ẩn I. Nguồn gốc xuất sứ sản phẩm là gì? II.Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa 1.Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng...
    Đọc tiếp
  • NGUỒN GỐC, XUẤT XỨ  HÀNG HOÁ

    NGUỒN GỐC, XUẤT XỨ HÀNG HOÁ

    Mục lục Ẩn I.Nguồn gốc xuất sứ sản phẩm là gì? II.Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa 1.Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng...
    Đọc tiếp