​​​​​​​BUÔN LẬU LÀ GÌ? KHI NÀO PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ HÀNH VI BUÔN LẬU?

Song song với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế trong 5 năm trở lại đây, thì những mặt trái trong đời sống an ninh trật tự, an toàn xã hội cũng có dấu hiệu tăng cao, đặc biệt là nạn buôn lậu tại Việt Nam. Theo thống kê, trong đợt Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 (từ ngày 15/12/2021 đến ngày 15/2/2022) ngành Hải quan đã xử lý: 2.733 vụ vi phạm pháp luật Hải quan (tăng 29,04% so với năm 2021).

Vấn đề buôn lậu thường phát sinh đối với các mặt hàng trọng điểm, và tập trung vào các giai đoạn nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao như các dịp lễ, Tết,…để vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Vậy hiện nay quy định pháp luật cụ thể về vấn đề này như thế nào? Cùng NPLaw tìm hiểu rõ hơn nhé.

I. Buôn lậu là gì?

Buôn lậu là cụm từ đã quen thuộc với người dân hiện nay, nhất là trong bối cảnh tình hình tội phạm buôn lậu ngày càng cao. Tuy nhiên, khái niệm buôn lậu phải được hiểu như thế nào thì mới được xem là chính xác và đầy đủ. Cùng NPLaw tìm hiểu xem sự khác biệt về mặt ngữ nghĩa thông thường và về mặt thuật ngữ pháp lý của cụm từ “buôn lậu” là gì nhé.

1.1 Khái niệm

Buôn lậu là cụm từ đã xuất hiện rất nhiều trên các trang báo, mạng xã hội, tuy nhiên nội hàm của cụm từ này theo cách hiểu thông thường và quy định của pháp luật thực chất có sự khác biệt nào không?

Về mặt từ điển, “Buôn” có nghĩa là việc mua đi bán lại một loại hàng hóa nào đó với giá trị cao hơn để lấy lời; còn “lậu” là nói về việc không chính đáng, không hợp pháp, lén lút. Vậy hành vi “Buôn lậu” là buôn bán hàng cấm hoặc hàng trốn thuế. Xét về mặt ngữ nghĩa, buôn lậu theo nghĩa thông thường chỉ xác định đơn thuần đây là một hành vi buôn bán không chính đáng chứ không đặt ra bất kì tiêu chí cụ thể nào.

Buôn lậu là gì

Về mặt pháp lý, thuật ngữ buôn lậu chưa thực sự được đề cập trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, có thể hiểu tổng quan Buôn lậu theo Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung) là việc: “Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý….”. Như vậy, hành vi buôn lậu được pháp luật nói đến là hành vi buôn bán không chỉ hàng hóa mà còn các loại tài sản khác, phạm vi là qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại để tiêu thụ mà không thông qua đường chính ngạch là nhập khẩu tại các cửa khẩu Hải quan theo quy định của pháp luật.

Từ cách giải thích trên có thể thấy, một trong những đặc điểm của hành vi buôn lậu là hành vi không hợp pháp trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích thu lợi bất chính. Đặc điểm này cho thấy hành vi buôn lậu có nét tương đồng với hành vi gian lận thương mại. Vậy, thực chất có phải hành vi gian lận thương mại cũng chính là hành vi buôn lậu hay không? Cùng xem bảng so sánh dưới đây để thấy rõ sự khác biệt của hai hành vi trên.

1.2 Phân biệt buôn lậu và gian lận thương mại

Về bản chất, hai hành vi này có sự khác biệt nhất định, trong đó, gian lận thương mại bao gồm nhiều hành vi phạm tội khác nhau và buôn lậu cũng được xem là một trong những hành vi gian lận thương mại. 

 

Buôn lậu

Gian lận thương mại

Định nghĩa

Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý để tiêu thụ mà không thông qua đường chính ngạch, nhằm mục đích buôn bán kiếm lời.

Gian lận thương mại là hành vi dối trá, sử dụng mánh khóe, lừa đảo trong lĩnh vực thương mại thông qua hoạt động mua, bán, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thu lợi bất chính.

Chủ thể phạm tội

Người buôn bán trái phép

Người mua, người bán

Hành vi phạm tội

Buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý.

(Điều 188 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017)

Các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực kinh tế như: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192);  Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 203);…

Đối tượng

Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý

Hàng hóa và dịch vụ

Qua bảng so sánh đã giúp mọi người hình dung rõ hơn sự khác biệt cơ bản của hai hành vi trên. Hành vi buôn lậu có phạm vi và đối tượng buôn lậu hẹp hơn hành vi còn lại. Trong trường hợp, một người sống ở TP.HCM và một người sống ở Lạng Sơn, khác biên giới hành chính lãnh thổ, thực hiện hành vi mua bán hàng hóa với nhau thì có được xem là buôn lậu hay không? Để trả lời câu hỏi trên, NPLaw sẽ đề cập đến các hình thức buôn bán hàng hóa được pháp luật quy định là hành vi buôn lậu.

1.3 Các hình thức buôn lậu

Có 2 hình thức buôn lậu chủ yếu:

+ Buôn lậu hàng hóa qua biên giới giữa các địa phương có chung đường biên giới hoặc giáp đường biên giới với nhau.

+ Buôn lậu hàng hóa từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại:

Các hình thức buôn lậu

Theo Luật xuất khẩu, nhập khẩu thì khu phi thuế quan được hiểu là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. Như vậy, khu phi thuế quan được xác định theo biên giới kinh tế, không phải theo biên giới hành chính lãnh thổ. Các khu vực phi thuế quan hiện nay như: Khu chế xuất Tân Thuận tại TP.HCM; Khu chế xuất Linh Trung I, II,…

II. Quy định pháp luật về buôn lậu

Sau khi đã xác định được các yếu tố cấu thành tội buôn lậu, thì pháp luật đã quy định chế tài xử lý hành vi này như thế nào, có ghi nhận các chế tài hình sự đối với chủ thể phạm tội là cá nhân hoặc pháp nhân không? Cùng tìm hiểu văn bản pháp luật được đề cập dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

2.1 Buôn lậu bị phạt như thế nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) thì hình phạt dành cho tội buôn lậu có thể là phạt tiền, phạt tù có thời hạn và các hình phạt bổ sung khác tùy theo mức độ, tính chất của hành vi phạm tội.

Buôn lậu bị phạt như thế nào

Quy định trên phần nào đã răn đe được các đối tượng thực hiện hành vi buôn lậu, nhất là trong tình hình tội phạm này diễn biến phức tạp, đặc biệt là ở các vùng biên giới với nhiều thủ đoạn tinh vi. Nhân dân cần được biết, được biết vững chắc về pháp luật để phòng chống tội phạm. 

III. Các vấn đề thắc mắc thường gặp 

NPLaw cũng thường xuyên nhận được những câu hỏi về chủ đề tội phạm “buôn lậu” được gửi đến từ các bạn đọc giả. Tin chắc rằng thông qua những phân tích trên, các bạn cũng đã trả lời được những câu hỏi đó. Sau đây, NPLaw sẽ giải đáp một vài câu hỏi được tổng hợp nhiều nhất.

Đồng phạm tội buôn lậu bị xử lý như thế nào?

Đồng phạm được hiểu là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Biểu hiện qua các hành vi thực hiện tội phạm; tổ chức thực hiện tội phạm; xúi giục người khác thực hiện tội phạm; giúp sức người khác thực hiện tội phạm.

Đồng phạm cũng phải chịu trách nhiệm cho hành vi buôn lậu của, tuy nhiên trong quá trình xét xử Tòa án sẽ căn cứ vào tính chất và mức độ của hành vi gây ra hậu quả đến đâu thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng theo quy định tại Điều 188 Bộ Luật Hình Sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung). Pháp luật cũng có quy định tính độc lập về trách nhiệm hình sự trong cùng một tội phạm, do đó, người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành (Khoản 4 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung).

Các vấn đề thắc mắc thường gặp 

3.1 Buôn lậu bao nhiêu tiền thì bị truy tố?

Theo quy định của pháp luật hiện nay thì hành vi buôn lậu chỉ cần dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật. 

3.2 Tội buôn lậu có phải đi tù không?

Trong trường hợp, một người thỏa mãn hết các yếu tố cấu thành tội phạm buôn lậu thì không chỉ bị xử phạt hành chính thông thường, mà có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 15 năm, tùy thuộc vào mức độ và tính chất của hành vi phạm tội.

Như vậy, việc hạn chế các hành vi này đòi hỏi trách nhiệm rất lớn ý thức của mỗi người dân và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc ban hành văn bản pháp luật, kiểm tra, theo dõi, giám sát, phát hiện, xử lý hành vi trên thực tế. Để từ đó, từng bước ngăn chặn và đẩy lùi được thực trạng buôn lậu tại Việt Nam.

Trên đây là tư vấn của NPLaw về góc nhìn pháp lý đối với hành vi buôn lậu theo quy định của pháp luật. NPLaw với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, thời gian giải quyết nhanh chóng, chi phí tương xứng với tính chất vụ việc, hỗ trợ khách hàng giải quyết tận gốc các vấn đề phát sinh. 


Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan