Các biện pháp tư pháp là gì? pháp luật hình sự hiện hành quy định về các biện pháp tư pháp như thế nào?
Bài viết dưới đây, NPLAW sẽ chia sẻ tới bạn các thông tin hữu ích xoay quanh các biện pháp tư pháp
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 (BLHS năm 2015) không đưa ra định nghĩa về biện pháp tư pháp, mà chỉ xác định các biện pháp tư pháp áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân phạm tội.
Tuy nhiên có thể hiểu các biện pháp tư pháp là các biện pháp cưỡng chế Nhà nước được quy định trong luật hình sự, do cơ quan có thẩm quyền áp dụng ở các giai đoạn của quá trình tố tụng nhằm khắc phục hậu quả của tội phạm, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, góp phần giáo dục người phạm tội, phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
Thứ nhất, biện pháp tư pháp là một dạng cưỡng chế hình sự của Nhà nước. Đặc điểm này thể hiện ở tính quyền lực của Nhà nước khi áp dụng các biện pháp tư pháp.
Thứ hai, các biện pháp tư pháp chỉ được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Thứ ba, biện pháp tư pháp ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt, chỉ tước bỏ các lợi ích mang tính vật chất hoặc chỉ mang tính hỗ trợ và thay thế hình phạt.
Thứ tư, thẩm quyền áp dụng biện pháp tư pháp bao gồm các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự khác nhau, tùy thuộc vào giai đoạn của tố tụng hình sự.
Thứ năm, đối tượng bị áp dụng biện pháp tư pháp khá đa dạng, có thể là người phạm tội, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng mất khả năng nhận thức, mất khả năng điều khiển hành vi của mình, pháp nhân thương mại thực hiện hành vi tội phạm và người thành niên phạm tội.
Các biện pháp tư pháp theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 gồm có 05 điều (Điều 46, 47, 48, 49 và 82).
- Các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội gồm 03 biện pháp:
+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm.
+ Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi.
+ Bắt buộc chữa bệnh.
- Các biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội gồm có 04 biện pháp:
+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;
+ Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;
+ Khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.
Như vậy, trong số 04 biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì có hai biện pháp cũng áp dụng đối với cá nhân người phạm tội.
IV. Các câu hỏi thường gặp biện pháp tư pháp
Căn cứ vào Điều 143 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về việc giải quyết trường hợp người phải chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng bỏ trốn như sau:
- Trường hợp người đã có quyết định áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng bỏ trốn thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người đó cư trú phải ra quyết định truy tìm, đưa người đó vào trường giáo dưỡng và báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an.
- Khi phát hiện người phải chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng bỏ trốn đang bị truy tìm thì cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm báo cho cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất hoặc bắt giữ và đưa đến các cơ quan này. Khi tiếp nhận, lưu giữ người đó, cơ quan công an phải lập biên bản và đưa ngay họ vào trường giáo dưỡng.
Các biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định tại Điều 82 Bộ luật Hình sự năm 2015 bao gồm:
- Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm là việc Tòa án quyết định tịch thu vật, tiền do pháp nhân thương mại đã sử dụng vào việc thực hiện tội phạm hoặc có được khi thực hiện tội phạm. Đây là những công cụ, phương tiện hoặc lợi ích vật chất, tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội nếu được tịch thu sung công quỹ nhà nước. Biện pháp tư pháp này bảo đảm việc xử lý tội phạm một cách triệt để, có tính răn đe và phòng ngừa tội phạm cao.
- Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi: là việc Tòa án buộc pháp nhân thương mại phạm tội phải trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự cho chủ sở hữu hợp pháp đã bị mất, hư hỏng tài sản hoặc bị thiệt hại về thể chất, tinh thần do hành vi phạm tội của pháp nhân gây ra.
- Khôi phục lại tình trạng ban đầu là việc Tòa án quyết định buộc pháp nhân thương mại phạm tội phải khắc phục thiệt hại do hành vi phạm tội của mình gây ra bằng biện pháp khôi phục nguyên trạng tình trạng ban đầu của thiệt hại.
- Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra là việc Tòa án quyết định buộc pháp nhân thương mại phạm tội phải khắc phục hậu quả đã xảy ra do hành vi phạm tội của mình, có những hoạt động ngăn chặn thiệt hại tiếp tục xảy ra sau khi hành vi phạm tội đã chấm dứt. Cụ thể:
+ Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
+ Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện được đưa vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhập khẩu trái với quy định của pháp luật hoặc được tạm nhập, tái xuất nhưng không tái xuất theo đúng quy định của pháp luật; hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm;
+ Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật;
+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
+ Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về các biện pháp tư pháp NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn