CÁC TRƯỜNG HỢP HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI

Trong quá trình hoạt động kinh doanh thương mại giữa các bên với nhau, thì việc xảy ra tranh chấp là một việc rất có khả năng xảy ra. Hiện nay, các phương pháp giải quyết tranh chấp như: thương lượng, hòa giải, tòa án hoặc trọng tài thương mại. Trong đó thì trọng tài thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án đang được sử dụng rộng rãi. Mặc dù trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp nhanh gọn có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên vẫn có trường hợp phán quyết của trọng tài bị hủy. Vậy pháp luật quy định như thế nào về các trường hợp hủy phán quyết trọng tài, hãy cùng NPLAW tìm hiểu nhé.

I. Thực trạng việc hủy phán quyết trọng tài hiện nay

Những năm gần đây, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ngày càng được các doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì rất dễ phải đối mặt với việc là phán quyết trọng tài bị hủy. Đây cũng là nỗi lo của nhiều doanh nghiệp khi lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Thực trạng việc hủy phán quyết trọng tài hiện nay

Và hiện nay, số lượng phán quyết trọng tài bị Tòa án tuyên hủy đang có xu hướng tăng khiến cho doanh nghiệp hoang mang, không những thế mà chính các trọng tài viên cũng “đứng ngồi không yên”,  tình trạng số lượng phán quyết trọng tài bị hủy cao, khiến các trọng tài viên lo lắng.

II. Hủy phán quyết trọng tài được hiểu như thế nào?

1. Phán quyết trọng tài là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010.

Phán quyết trọng tài là gì?Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài.

2. Nguyên tắc để ra phán quyết trọng tài

Theo quy định tại Điều 60 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì để ra phán quyết trọng tại thì cần có các nguyên tắc sau đây:

- Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.

- Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.

3. Hủy phán quyết trọng tài được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài.

Như vậy, thông qua quy định trên, ta có thể hiểu việc hủy phán quyết trọng tài là một thủ tục pháp lý do Tòa án thực hiện nhằm xem xét lại phán quyết trọng tài được ban hành có tuân thủ đầy đủ các quy định về trình tự, thủ tục xét xử của trọng tài thương mại. Một trong các bên tranh chấp được quyền yêu cầu Tòa án xem xét lại phán quyết trọng tài nếu có đủ căn cứ chứng minh rằng, Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp bị hủy theo quy định của pháp luật. Việc hủy phán quyết trọng tài cũng phải tuân theo trình tự và thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định.

III. Quy định của pháp luật về hủy phán quyết trọng tài

1. Các trường hợp phán quyết trọng tài bị hủy

Nếu phán quyết trọng tài thuộc cái trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì sẽ bị hủy, cụ thể như sau:

- Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;

- Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010;

Quy định của pháp luật về hủy phán quyết trọng tài là gì?

- Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;

- Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;

- Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

2. Hồ sơ, thủ tục hủy phán quyết trọng tài

Theo quy định tại Điều 70 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì khi có cơ sở, phán quyết trọng tài thuộc trường hợp hủy phán quyết trọng tài thì một trong các bên làm hồ sơ yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, cụ thể:

- Hồ sơ hủy phán quyết trọng tài:

+ Đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài phải có các nội dung chủ yếu sau đây: Ngày, tháng, năm làm đơn; Tên và địa chỉ của bên có yêu cầu; Yêu cầu và căn cứ huỷ phán quyết trọng tài.

+ Bản chính hoặc bản sao phán quyết trọng tài đã được chứng thực hợp lệ;

+ Bản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ.

Giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực hợp lệ.

- Trình tự, thủ tục hủy phán quyết trọng tài được thực hiện theo quy định tại Điều 71 Luật Trọng tài thương mại 2010, như sau:

+ Sau khi thụ lý đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài, Tòa án có thẩm quyền thông báo ngay cho Trung tâm trọng tài hoặc các Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát cùng cấp.

Hồ sơ, thủ tục hủy phán quyết trọng tài

+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Chánh án Toà án chỉ định một Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán, trong đó có một Thẩm phán làm chủ tọa theo sự phân công của Chánh án Tòa án.

+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được chỉ định, Hội đồng xét đơn yêu cầu phải phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Tòa án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn 07 ngày làm việc trước ngày mở phiên họp để tham dự phiên họp của Tòa án xét đơn yêu cầu. Hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải gửi trả lại hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp xem xét đơn yêu cầu.

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Tòa án gửi quyết định cho các bên, Trung tâm trọng tài hoặc Trọng tài viên Trọng tài vụ việc và Viện kiểm sát cùng cấp.

+ Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu ra quyết định hủy phán quyết trọng tài, các bên có thể thỏa thuận lại để đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Trọng tài hoặc một bên có quyền khởi kiện tại Tòa án. Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu không hủy phán quyết trọng tài thì phán quyết trọng tài được thi hành.

+ Quyết định của Toà án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.

IV. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến việc hủy phán quyết trọng tài

1. Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định hủy phán quyết trọng tài?

Căn cứ theo điểm g khoản 3 Điều 7 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hủy phán quyết trọng tài là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài.

2. Nếu chứng minh được Trọng tài viên nhận hối lộ thì có được hủy phán quyết không?

Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì khi Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài thuộc trường hợp hủy phán quyết trọng tài.

Do đó, khi chứng minh được Trọng tài viên nhận hối lộ thì được hủy phán quyết.

3. Chủ thể nào có quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp hủy phán quyết trọng tài, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài.

Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp.

4. Thời hạn giải quyết đơn yêu cầu hủy phán quyết của trọng tài trong thời gian bao lâu?

Sau khi nhận đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, Tòa án thụ lý đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. 

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Chánh án Toà án chỉ định một Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán, trong đó có một Thẩm phán làm chủ tọa theo sự phân công của Chánh án Tòa án. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được chỉ định, Hội đồng xét đơn yêu cầu phải phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài.

Như vậy, thời hạn giải quyết đơn yêu cầu hủy phán quyết của trọng tài trong thời hạn 37 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu.

Cơ sở pháp lý: khoản 1, 2 Điều 71 Luật Trọng tài thương mại 2010.

V. Vấn đề liên quan đến việc hủy phán quyết trọng tài có cần luật sư tư vấn không? Liên hệ như thế nào?

Liên quan đến vấn đề pháp lý, nếu bạn không có chuyên môn về pháp luật thì khi gặp vướng mắc, khó khăn cần giải đáp, tư vấn về thủ tục, vấn đề về việc hủy phán quyết trọng tài. Một lựa chọn tối ưu nhất và đem lại hiệu quả nhất đó chính là liên hệ Luật sư để được tư vấn và hướng dẫn, tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của bản thân.

Trên đây là nội dung tư vấn của NPLAW muốn gửi đến quý khách hàng. Mọi vướng mắc chưa rõ cần tư vấn về việc hủy phán quyết trọng tài hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác như: Doanh nghiệp; Sở hữu trí tuệ; Lao động; Tư vấn và hỗ trợ tiến hành thủ tục xin cấp các loại giấy phép con…quý khách vui lòng liên hệ với NPLAW để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.

Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Website: nplaw.vn.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp