Cập nhật quy định về đất thờ cúng mới nhất

Người Việt Nam vốn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên, luôn xem đây là trách nhiệm hệ trọng, thiêng liêng của con cháu để thể hiện sự thành kính, biết ơn đối với những người đã có công sinh thành, dưỡng dục. Vì thế, Nhà nước ta rất tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân cho nên tại Điều 626 BLDS 2015 đã cho phép người lập di chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để thờ cúng. Vậy đất thờ cúng là gì? Có điều kiện gì để trở thành đất thờ cúng không? Hay sử dụng đất thờ cúng như thế nào là hợp pháp? Bài viết dưới đây NPLaw chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn. 

I. Nhà đất dùng vào việc thờ cúng (hương hỏa) là gì?

Pháp luật không quy định về định nghĩa “nhà đất dùng vào việc thờ cúng” hay “đất hương hỏa” là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu nhà đất dùng vào việc thờ cúng là nhà đất do dòng họ, tổ tiên, ông bà, cha mẹ để lại cho con cháu cùng canh tác, hưởng dụng, các hoa lợi có được hưởng dùng vào việc thờ cúng, giỗ chạp để ghi nhớ công đức của người quá cố. Hay quyền sử dụng đất được người đã mất để lại di chúc, nhằm sử dụng vào mục đích thờ cúng.

Theo cách phân chia loại đất của Luật Đất đai 2013 thì không có loại đất nào được định nghĩa là đất hương hỏa. Loại đất này vốn là đất ở hoặc đất nông nghiệp/đất phi nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng và được cơ quan chức năng địa phương công nhân sử dụng vào mục đích hương hỏa.

II. Quy định về đất thờ cúng (hương hỏa) 

1. Điều kiện để trở thành đất hương hỏa

Như đã trình bày ở trên, theo quy định của pháp luật về đất đai không có loại đất nào là đất thờ cúng (hương hỏa). Do vậy, để trở thành đất thờ cúng thì mảnh đất đó phải đáp ứng một số các điều kiện như sau:

Thứ nhất, đất của hộ gia đình, cá nhân để trở thành đất hương hỏa thì phải có sự định đoạt một cách hợp pháp của chủ sử dụng đất bằng hình thức lập chứng thư hương hỏa, di chúc… với nội dung là: Để lại nhà đất đó làm nơi cúng giỗ tổ tiên, lưu truyền đời này qua đời khác, không con cháu nào được phép bán, chuyển nhượng…

Thứ hai, Căn cứ vào chương thừa kế theo di chúc (Chương XXII) của Bộ luật dân sự 2015: pháp luật chỉ công nhận ý chí của người để lại di sản quyền sử dụng đất trong trường hợp người đó để lại di chúc và nêu rõ việc để lại một phần di sản quyền sử dụng đất của mình làm đất hương hỏa

Do vậy, để trở thành đất thờ cúng thì thông thường mảnh đất phải được để lại theo di chúc với ý chí là sử dụng mảnh đất để lại vào việc thờ cúng, hương hỏa.

2. Quy định sử dụng đất hương hỏa

Tại Điều 645 Bộ luật dân sự 2015 về Di sản dùng vào việc thờ cúng có nêu rõ:

- Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

  • Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
  • Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

- Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

Như vậy, có thể thấy mặc dù pháp luật đất đai không có quy định về đất thờ cúng (hương hỏa). Tuy nhiên, theo pháp luật dân sự quy định sau khi đất đai trở thành đất thờ cúng thì người được chỉ định quản lý phải sử dụng mảnh đất đó theo đúng quy định của pháp luật, chẳng hạn không được bán mảnh đất thờ cúng đó, trừ trường hợp toàn bộ di sản của người chết để lại không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài chính…

III. Những thắc mắc về đất thờ cúng

1. Nhà đất thờ cúng có được lập di chúc để lại hay không?

Theo quy định của pháp luật dân sự, tại Điều 626 quy định quyền của người lập di chúc, trong đó có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để thờ cúng. Trong khi đó, tài sản theo quy định tại Điều 105 BLDS 2015 bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá trị và quyền tài sản. Như vậy, cá nhân có quyền lập di chúc để để lại đất đai, nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất của mình khi còn sống vào việc thờ cúng.

2. Đất thờ cúng có bán được không?

Rất nhiều người thắc mắc, nếu đất đai sau khi trở thành đất thờ cúng (hương hoả) thì liệu rằng có thể đem bán không? Để giải đáp thắc mắc này, cần căn cứ theo "Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng

1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.

Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng".

Theo quy định trên, việc người lập di chúc đã thể hiện ý chí của mình về việc để lại một phần di sản vào việc thờ cúng do đó di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người được chỉ định trong di chúc quản lý hoặc người thừa kế khác quản lý. Di sản không được phép chia thừa kế do đó cũng không có quyền bán. Việc bán di sản thờ cúng chỉ được thực hiện để thanh toán nghĩa vụ do người chết để lại mà toàn bộ di sản thừa kế không đủ để thực hiện nghĩa vụ (Khoản 2 Điều 645 Bộ luật dân sự 2015).

3. Muốn để đất ở thành đất thờ cúng không được chia thì phải làm thế nào?

Trường hợp, bạn muốn để lại mảnh đất để thờ cúng thì bạn có thể viết di chúc cho một trong các con làm người quản lý di sản theo quy định tại Điều 645 Bộ luật dân sự 2015. Khi có di chúc của bạn là để lại di sản vào việc thờ cúng thì di sản này chỉ được dùng vào việc thờ cúng và người quản lý di sản buộc phải sử dụng mảnh đất vào việc thờ cúng không được phân chia di sản.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp