Trong nhiều giao dịch, các bên thường đặt cọc hoặc ký kết hợp đồng đặt cọc nhằm đảm bảo đối phương thực hiện hợp đồng như đã giao kết. Theo đó, các bên cần nắm được quy định pháp luật về đặt cọc để ký hợp đồng nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp xảy ra. Đừng lo lắng, NPLaw sẽ giúp Quý Khách hàng làm rõ các vấn đề đó thông qua bài viết dưới đây.
Hiện nay, để đảm bảo thực hiện hợp đồng như mong muốn của bên yêu cầu giao dịch thì các bên thường đặt cọc hoặc tiến hành ký kết hợp đồng đặt cọc. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc mua bán hoặc giao dịch dân sự khác mà một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, từ đó dẫn đến tranh chấp về đặt cọc. Những tranh chấp pháp lý xoay quanh việc đặt cọc để ký hợp đồng xảy ra chủ yếu do các bên tham gia chưa hiểu rõ, hiểu đúng về đặt cọc để ký hợp đồng. Hiện nay, tranh chấp về hợp đồng đặt cọc là loại tranh chấp phổ biến và liên tục tại Việt Nam.
Theo định nghĩa trong Khoản 1 Điều 328 của Bộ luật Dân sự năm 2015, đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn. Mục đích của việc đặt cọc là bảo đảm rằng hợp đồng sẽ được ký kết và thực hiện trong tương lai.
Để tránh các rủi ro về tiền bạc và pháp lý, khi đặt cọc để ký hợp đồng, khách hàng cần lưu ý những điểm dưới đây:
- Nội dung của hợp đồng: đối tượng của hợp đồng, giá mua bán/giá cho thuê/giá dịch vụ, tốc độ thanh toán tiền mua bán/tiền thuê/tiền dịch vụ…
- Tỷ lệ đặt cọc.
- Các trường hợp hợp đồng vô hiệu.
- Thông tin người tham gia ký kết hợp đồng.
- Trách nhiệm của mỗi bên, chế tài phạt khi vi phạm hợp đồng…
Theo quy định tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015, các trường hợp chấm dứt hợp đồng đặt cọc gồm:
- Hợp đồng đã được hoàn thành;
- Theo thỏa thuận của các bên;
- Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
- Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
- Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
- Hợp đồng chấm dứt theo quy định pháp luật;
- Trường hợp khác do luật quy định.
Hiện tại các văn bản pháp luật liên quan đến hợp đồng đặt cọc không đặt ra vấn đề bắt buộc phải công chứng, chứng thực hay không. Do đó, các bên tham gia ký kết hợp đồng đặt cọc có thể chọn công chứng hoặc không công chứng hợp đồng này.
Hiện nay, khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hợp đồng đặt cọc thì các bên có thể lựa chọn Tòa án nhân dân hoặc Trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, Trọng tài thương mại không đương nhiên có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc, việc lựa chọn Trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp phải được quy định cụ thể trong Hợp đồng đặt cọc thì Trọng tài thương mại mới có thẩm quyền giải quyết.
Hiện nay, pháp luật không quy định hình thức của hợp đồng đặt cọc. Theo đó, hình thức của hợp đồng đặt cọc có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể theo Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015.
Bên có hành vi vi phạm hợp đồng đặt cọc mà gây ra thiệt hại có nghĩa vụ phải bồi thường cho bên bị vi phạm. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 584 Bộ luật này, theo đó, có 03 căn cứ như sau:
- Có hành vi vi phạm,
- Thiệt hại thực tế,
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại thì bồi thường thiệt hại như các vi phạm hợp đồng khác.
Việc bồi thường thiệt hại hợp đồng đặt cọc vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc tại Điều 585 Bộ luật này, cụ thể:
- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường; hình thức bồi thường bằng tiền; bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế; thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại; thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Bên có quyền; lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết; hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Như vậy, để giảm rủi ro pháp lý khi đặt cọc để ký hợp đồng, chúng ta nên tham khảo ý kiến tư vấn của những người am hiểu, có kiến thức về pháp luật, đặc biệt là Luật sư. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý cùng với đội ngũ nhân sự trẻ nhưng có kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn cao. Đội ngũ nhân sự của NPLaw gồm những Luật sư và chuyên viên pháp lý đầy nhiệt huyết, với phương châm luôn đặt pháp luật lên hàng đầu và đấu tranh vì công bằng và lẽ phải bằng chính khả năng hành nghề cùng sự tận tâm của họ với công việc là điều kiện sống còn làm nên thành công của NPLaw. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn