CƠ CHẾ PHÁP LÝ TRONG TRƯỜNG HỢP THẨM MỸ VIỆN LỪA ĐẢO

Việc để tồn tại các thẩm mỹ viện lừa đảo là nguy cơ đe dọa lớn đến an toàn sức khỏe, tâm lý của nhiều người trong xã hội. Trường hợp không may gặp phải các thẩm mỹ viện lừa đảo, người dân cần bình tĩnh xử lý theo đúng quy định pháp luật nhằm bảo vệ tốt các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thông qua bài viết này, NPLaw xin gửi đến Quý bạn đọc các thông tin pháp lý xử lý trường hợp thẩm mỹ viện lừa đảo.

I. Thực trạng thẩm mỹ viện lừa đảo hiện nay

Trong năm 2023, liên tiếp phát hiện và xử lý nhiều cơ sở thẩm mỹ viện không giấy phép, không thực hiện đúng giấy phép hoặc quảng cáo sai trái, không uy tín, … Có thể nói, hiện nay thẩm mỹ viện lừa đảo chiếm số lượng vô cùng lớn bởi nhu cầu làm đẹp trong xã hội đang tăng cao trong khi hiểu biết và sự quản lý xã hội chưa thực sự chặt chẽ.

Các cơ sở thẩm mỹ lừa đảo mọc lên tràn lan, hoạt động ngang nhiên như vậy, trực tiếp "cạnh tranh" với các cơ sở chính thống bằng quảng cáo "nổ", quảng cáo "bẩn", sử dụng đủ các chiêu trò để thu hút, dụ dỗ, thậm chí lừa đảo khách hàng. Không ít người dân đã bị "lừa" vào các cơ sở không phép này.

Đây là một thực trạng đáng buồn, là hồi chuông cảnh tỉnh cho chúng ta, cần bổ sung các kiến thức cơ bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong mọi trường hợp.

II. Các quy định pháp luật liên quan đến thẩm mỹ viện lừa đảo

1. Thế nào là thẩm mỹ viện lừa đảo

Thẩm mỹ viện lừa đảo là thẩm mỹ viện không chứng minh được hoạt động của mình là hợp pháp, không cung cấp được đúng dịch vụ, chất lượng như quảng cáo, mập mờ những thông tin về bác sĩ, bệnh viện có được Bộ Y tế cấp phép hay không, có chứng chỉ hành nghề hay không, không đưa ra được minh chứng cụ thể, tư vấn vòng vo, gây hoang mang cho khách hàng…

Thế nào là thẩm mỹ viện lừa đảo

2. Thủ tục khởi kiện yêu cầu thẩm mỹ viện lừa đảo bồi thường thiệt hại

Theo khoản 6 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Cụ thể:

Bước 01: Cá nhân, tổ chức soạn đơn khởi kiện yêu cầu thẩm mỹ viện lừa đảo bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.

Bước 02: Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

Bước 03: Đóng tạm ứng án phí theo thông báo nộp tạm ứng án phí của Tòa án.

Bước 04: Tòa án thụ lý giải quyết vụ án.

3. Thủ tục tố giác thẩm mỹ viện lừa đảo

Căn cứ Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền, đồng thời quy định tố giác về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.

Căn cứ quy định tại Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thủ tục tố giác thẩm mỹ viện lừa đảo như sau:

Bước 1: Cá nhân, tổ chức trực tiếp tố giác tội phạm, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận hoặc ghi vào sổ tiếp nhận nếu tin tố giác được gửi bằng đường bưu chính.

Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thì chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác cho Cơ quan điều tra nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.

Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác tội phạm, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.

IV. Các thắc mắc pháp lý liên quan đến thẩm mỹ viện lừa đảo

1. Đơn khởi kiện yêu cầu thẩm mỹ viện lừa đảo bồi thường thiệt hại gồm những nội dung gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện thẩm mỹ viện lừa đảo bồi thường thiệt hại phải làm đơn khởi kiện. Trong đó, đơn khởi kiện phải gồm các nội dung:

- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện.

- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện.

- Tên, nơi cư trú/trụ sở của bên khởi kiện; thẩm mỹ viện lừa đảo bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

- Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

- Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Ngoài đơn khởi kiện, nếu có các bằng chứng chứng minh mức thiệt hại của bản thân như hóa đơn chữa trị, hóa đơn tàu xe, đi lại… thì người khởi kiện cũng cần nộp kèm đơn khởi kiện.

2. Nộp đơn khởi kiện yêu cầu thẩm mỹ viện lừa đảo bồi thường thiệt hại đến cơ quan nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, có thể nộp đơn khởi kiện yêu cầu thẩm mỹ viện lừa đảo bồi thường thiệt hại như sau:

“1. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;

b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)”.

Như vậy, có thể nộp đơn khởi kiện yêu cầu thẩm mỹ viện lừa đảo bồi thường thiệt hại đến Tòa án có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

Nộp đơn khởi kiện yêu cầu thẩm mỹ viện lừa đảo bồi thường thiệt hại đến cơ quan nào?

3. Mẫu đơn tố giác thẩm mỹ viện lừa đảo?

Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể mẫu đơn tố giác tội phạm lừa đảo nói chung và mẫu đơn tố giác thẩm mỹ viện lừa đảo nói riêng. Tuy nhiên, Quý độc giả có thể tham khảo mẫu đơn tố giác thẩm mỹ viện lừa đảo như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……….., ngày ….. tháng …. năm…..

ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

(Về hành vi lừa đảo của thẩm mỹ viện …)

                  Kính gửi: Cơ quan điều tra, Công an quận/huyện…………...

Tôi tên là:…………………………………Sinh năm:………………………………

CMND số:……………………..do:………………..cấp ngày:…………………...…

Hộ khẩu thường trú:………………………………………………….………………

Hiện đang cư ngụ tại:…………………………………………………………………

Nay tôi làm đơn này kính mong quý cơ quan tiến hành điều tra làm rõ hành vi vi phạm của thẩm mỹ viện …:

Địa chỉ:..………………………………………………………………………………

Đã có hành vi (3)……………………...………………………………………………

Chứng cứ chứng minh (nếu có) (4):…………………….……………….……………

Từ vụ việc xảy ra nêu trên, tôi cho rằng thẩm mỹ viện này đã có hành vi vi phạm pháp luật. Kính đề nghị quý cơ quan điều tra làm rõ hành vi trên để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tôi cũng như ổn định tình hình xã hội nói chung.

Tôi xin cam kết những gì tôi vừa trình bày là sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những gì tôi vừa nêu.

Xin chân thành cảm ơn./.

                                                                                     Người làm đơn

                                                                                   (ký và ghi rõ họ tên)

4. Thẩm mỹ viện lừa đảo sao khi bị phốt có bị rút giấy phép kinh doanh không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 như sau:

“1. Giấy phép hoạt động bị thu hồi trong những trường hợp sau đây:

a) Giấy phép hoạt động được cấp không đúng thẩm quyền;

b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 43 của Luật này;

c) Sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không hoạt động.

d) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tạm dừng hoạt động trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc chấm dứt hoạt động ».

Kể từ ngày 01/01/2024, Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực, quy định tại Điều 56 như sau:

“1. Giấy phép hoạt động bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động không đúng quy định;

b) Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động;

h) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ toàn bộ hoạt động khi hết thời hạn đình chỉ mà không hoàn thành việc khắc phục đầy đủ các nội dung yêu cầu tại văn bản đình chỉ;...”.

Như vậy, sau khi bị phốt nhưng nếu chưa bị cơ quan chức năng có thẩm quyền kết luận xử lý, thẩm mỹ viện lừa đảo vẫn không thuộc trường hợp bị rút giấy phép kinh doanh.

V. Dịch vụ pháp lý tư vấn về thẩm mỹ viện lừa đảo

Hiểu được nhu cầu tìm hiểu quy định liên quan đến giải quyết trường hợp thẩm mỹ viện lừa đảo của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các quy định pháp lý liên quan đến việc xử lý trường hợp thẩm mỹ viện lừa đảo. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ pháp lý dày dặn tin rằng sẽ đem lại cho khách hàng sự an tâm và hài lòng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan