Cưỡng chế thi hành án là phương pháp được pháp luật quy định rất chặt chẽ về thẩm quyền áp dụng; về các trường hợp được phép áp dụng; về các biện pháp cụ thể để cưỡng chế trong từng trường hợp cụ thể; về thủ tục cưỡng chế trong từng trường hợp. Vậy pháp luật quy định như thế nào về trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thi hành án. Bài viết dưới đây NPLaw sẽ làm rõ vấn đề này.
Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đối với những cá nhân, tổ chức nhất định trong những trường hợp pháp luật quy định buộc cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện hay không thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chế về mặt tài sản hoặc tự do thân thể của cá nhân.
Hoạt động thi hành án dân sự và thi hành án hình sự đối với pháp nhân được thực hiện theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014; các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Cưỡng chế thi hành án là thuật ngữ xuất hiện nhiều trong pháp luật dân sự. Cưỡng chế thi hành án hình sự chỉ áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
Cưỡng chế thi hành án dân sự là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền, dùng quyền lực của mình để đảm bảo việc thi hành trên thực tế quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan trong quyết định, bản án được thi hành theo thủ tục thi hành án.
Khi các chủ thể phải thi hành án không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ được nêu trong quyết định, bản án. Chủ thể có thẩm quyền nêu trên sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành đối với người phải thi hành án.
Điều 70 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 quy định căn cứ để cưỡng chế thi hành án bao gồm:
Theo quy định tại Điều 163 Luật Thi hành án Hình sự 2019, căn cứ cưỡng chế thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại khi pháp nhân thương mại chấp hành án không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Bên cạnh đó, pháp nhân thương mại phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án.
Bên cạnh đó, Điều 3 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại như sau:
Bước 1: Ra quyết định cưỡng chế thi hành án
Căn cứ Điều 45, Điều 46 Luật Thi hành án Dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014, hết thời hạn 10 ngày kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án, người phải thi hành án không chấp hành sẽ bị cưỡng chế.
Bước 2: Lập kế hoạch cưỡng chế
Trước khi tiến hành cưỡng chế thi hành án, chấp hành viên phải lập kế hoạch cưỡng chế theo quy định tại Điều 72 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung 2014, kế hoạch cưỡng chế bao gồm các nội dung: Tên người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế; Biện pháp cưỡng chế cần áp dụng; Thời gian, địa điểm cưỡng chế; Phương án tiến hành cưỡng chế; Yêu cầu về lực lượng tham gia bảo vệ cưỡng chế; Dự trù chi phí cưỡng chế.
Bước 3: Gửi quyết định cưỡng chế thi hành án
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, các quyết định về thi hành án phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, trừ trường hợp Luật này có quy định khác. Gửi quyết định cưỡng chế hi hành án cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi tổ chức cưỡng chế thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 38 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung 2014
Bước 4: Thông báo về việc cưỡng chế thi hành án
Bước 5: Thực hiện thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án
Bước 6: Tiến hành cưỡng chế thi hành án
Tiến hành cưỡng chế được thực hiện tại nơi có tài sản hoặc đối tượng cần cưỡng chế áp dụng các biện pháp cưỡng chế nói trên tùy thuộc vào đối tượng cưỡng chế.
Theo quy định của Luật Thi hành án Hình sự 2019, Pháp nhân thương mại không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Việc quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phải căn cứ vào hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại, nội dung, tính chất, mức độ, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế và tình hình thực tế ở địa phương.
Theo quy định tại chương II Nghị định 44/2020/NĐ-CP, thủ tục cưỡng chế thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại được thực hiện như sau:
Trên đây là thủ tục chung để thực hiện cưỡng chế thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại. Tuy nhiên, tùy vào loại biện pháp cưỡng chế mà trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành án được thực hiện khác nhau.
Theo quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án Dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014, các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự bao gồm:
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 44/2020/NĐ-CP Nghị định quy định về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại, các biện pháp cưỡng chế thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại bao gồm:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn