ĐẦU TƯ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO, NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN QUAN TÂM

“Start-up” không còn là một cụm từ xa lạ trong những năm gần đây. Sự năng động của thế hệ trẻ góp phần làm tăng nhanh nhu cầu đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Nhưng để đầu tư khởi nghiệp sáng tạo như thế nào cho phù hợp quy định pháp luật còn là một câu hỏi khó cần làm rõ đối với các Start-up. Thông qua bài viết này, NPLaw sẽ cùng Quý độc giả làm rõ các quy định pháp luật về đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

I. Nhu cầu đầu tư khởi nghiệp sáng tạo hiện nay

Tại Diễn đàn Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2022 vừa diễn ra, Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai cơ quan. Đây là cơ sở để hai bên tăng cường hợp tác trong hỗ trợ, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo thời gian tới, như kỳ vọng của lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia nằm trong top 3 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo năng động nhất khu vực Đông Nam Á. Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2022 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã ghi nhận Việt Nam thuộc nhóm quốc gia đạt được những tiến bộ lớn nhất trong thập kỷ qua, tăng hơn 20 bậc, lên vị trí 48/132 quốc gia, đứng thứ 3 Đông Nam Á. Theo đó, Việt Nam được đánh giá khá tốt ở thể chế, mức độ phát triển của thị trường, mức độ hoàn thiện kinh doanh và kết quả sáng tạo.

Đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là gì?

II. Đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là gì?

Căn cứ nội dung khoản 7 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định:

“Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là dự án đầu tư thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh”.

Có thể hiểu rằng, đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là việc thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh,

III. Các vấn đề pháp lý liên quan đến đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

1. Chủ thể nào được đầu tư khởi nghiệp sáng tạo?

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định số 38/2018/NĐ-CP có quy định như sau:

“Doanh nghiệp thực hiện hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

1. Doanh nghiệp đăng ký thành lập theo Luật doanh nghiệp có quyền thực hiện hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại Nghị định này”.

Theo quy định này thì các doanh nghiệp đăng ký thành lập theo Luật doanh nghiệp có quyền thực hiện hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại Nghị định 38/2018/NĐ-CP.

2. Điều kiện để thực hiện việc đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định số 38/2018/NĐ-CP thì:

“2. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo bổ sung ngành, nghề đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo”.

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 38/2018/NĐ-CP nêu trên, điều kiện để thực hiện đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam và phải thông báo bổ sung ngành, nghề đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

Trách nhiệm của doanh nghiệp khi thực hiện đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

3. Trách nhiệm của doanh nghiệp khi thực hiện đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

Theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 38/2018/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 32. Trách nhiệm của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo nhận đầu tư

1. Cung cấp thông tin trung thực trong quá trình huy động vốn đầu tư.

2. Sử dụng vốn đầu tư một cách cẩn trọng, theo đúng quy định tại các hợp đồng đã ký kết với nhà đầu tư”.

Theo đó, doanh nghiệp khi thực hiện đầu tư khởi nghiệp sáng tạo có trách nhiệm cung cấp thông tin trung thực trong quá trình huy động vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư một cách cẩn trọng, theo đúng quy định tại các hợp đồng đã ký kết với nhà đầu tư.

4. Các hình thức đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 38/2018/NĐ-CP thì:

“1. Nhà đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được quyền thực hiện hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo các hình thức mà pháp luật không cấm, trong đó bao gồm:

a) Góp vốn thành lập, mua cổ Phần, Phần vốn góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo;

b) Thành lập, góp vốn vào quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo để thực hiện đầu tư”.

Theo đó, các hình thức đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được pháp luật cho phép bao gồm Góp vốn thành lập, mua cổ Phần, Phần vốn góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; Thành lập, góp vốn vào quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo để thực hiện đầu tư.

IV. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

1. Thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo phải thông báo trong thời gian bao lâu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 38/2018/NĐ-CP thì:

“Điều 11. Thông báo thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

1. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được thành lập, công ty thực hiện quản lý quỹ phải gửi thông báo theo Mẫu số 01a và 01b tại Phụ lục kèm theo Nghị định này về việc thành lập quỹ tới cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính trước khi quỹ hoạt động”

Theo đó, việc thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo phải thông báo trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày quỹ được thành lập.
 Có bắt buộc công bố thông tin về việc thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không?

2. Có bắt buộc công bố thông tin về việc thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 38/2018/NĐ-CP thì:

“4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo thành lập quỹ hợp lệ, công ty thực hiện quản lý quỹ công bố thông tin về việc thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử (sau đây gọi chung là cổng thông tin điện tử) của công ty thực hiện quản lý quỹ và gửi bản sao thông báo thành lập quỹ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quỹ chỉ được hoạt động sau khi thông tin của quỹ được công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”.

Theo đó, việc công bố thông tin về thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là yêu cầu bắt buộc của công ty thực hiện quản lý quỹ, đồng thời là điều kiện để Quỹ có thể hoạt động.

3. Trách nhiệm pháp lý khi chậm thông báo thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp là gì?

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 1 Nghị định số 38/2018/NĐ-CP nêu trên, việc chậm thông báo thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sẽ kéo theo chậm công bố thông tin về việc thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp. Điều này kéo theo việc Quỹ đầu tư khởi nghiệp sẽ chậm được hoạt động.

Như vậy, việc chậm thông báo thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sẽ phát sinh trách nhiệm pháp lý không được hoạt động cho đến thời điểm thông báo và công bố thông tin thành công.

V. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

Trên đây là nội dung tư vấn pháp lý của Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLaw) liên quan đến nội dung đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Trong trường hợp Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề pháp lý về đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật TNHH Ngọc Phú để được đội ngũ Luật sư của chúng tôi tư vấn tận tình và nhanh chóng. 

Rất mong được hợp tác với Quý Khách hàng.

Trân trọng cảm ơn!


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan