Kháng cáo là một quyền của đương sự và những chủ thể khác được pháp luật quy định trong trường hợp không đồng ý với Bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. Vậy đơn kháng cáo là gì? Đơn kháng cáo phải bao gồm những nội dung gì?
Để giải đáp câu hỏi này, kính mời quý độc giả hãy cùng Nplaw tìm các vấn đề liên quan đến đơn kháng cáo nhé!
Khi xét thấy bản án, quyết định mà Tòa án đã tuyên bố trong vụ án không bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho mình hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, đương sự có thể kháng cáo bản án, quyết định của tòa án.
Đơn kháng cáo là văn bản thể hiện ý kiến phản đối một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của tòa án nhân dân cấp sơ thẩm ban hành và đề nghị Tòa án cấp trên xem xét lại bản án, quyết định đó. Đơn kháng cáo là tiền đề để Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét lại một phần hoặc toàn bộ bản án.
Căn cứ vào Điều 272 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì khi nộp đơn kháng cáo, người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo và đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau:
Ngoài ra, người kháng cáo phải là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người kháng cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ.
Kèm theo đơn kháng cáo, người kháng cáo phải gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Theo đó, khi làm đơn kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án, người kháng cáo cần phải đảm bảo đơn kháng cáo có các nội dung trên.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 332 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thủ tục kháng cáo, cụ thể:
Tòa án cấp phúc thẩm đã lập biên bản về việc kháng cáo hoặc nhận được đơn kháng cáo thì phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để thực hiện theo quy định chung.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, người kháng cáo không bắt buộc phải làm đơn kháng cáo mà có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm về việc kháng cáo.
Căn cứ khoản 3 Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hạn kháng cáo thì:
Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.
Theo đó, trường hợp đơn kháng cáo trong vụ án dân sự được gửi qua bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì.
Tại Điều 335 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định trường hợp về kháng cáo quá hạn như sau:
Theo quy định định trên, trường hợp người kháng cáo trình bày được lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan về việc gửi đơn kháng cáo quá hạn thì Tòa án sẽ chấp nhận đơn kháng cáo.
Theo Điều 273 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thời hạn kháng cáo như sau:
Theo đó, quá 15 ngày kể từ ngày tuyên án thì người kháng cáo vẫn có thể làm đơn kháng cáo nếu người kháng cáo không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng.
Trên đây là những quy định pháp luật mới nhất liên quan đến đơn kháng cáo, nội dung chính trong đơn kháng cáo,... Quý khách có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến việc kháng cáo nói riêng và các vấn đề tranh chấp khác như: ly hôn, tranh chấp nuôi con, tranh chấp dân sự,…. hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật TNHH Ngọc Phú để được tư vấn tận tình và nhanh chóng.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn