Đơn khởi kiện đòi nợ đúng quy định pháp luật viết thế nào?

Trong cuộc sống, có nhiều trường hợp người vay sau khi đến hạn trả nợ cố tình trốn tránh nghĩa vụ. Sau khi sử dụng nhiều biện pháp mà người vay không thiện chí trả nợ thì cách duy nhất để bạn có thể đòi được tiền là khởi kiện đòi nợ. Vậy, đơn khởi kiện đòi nợ đúng quy định pháp luật viết thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của NPLaw nhé!

1. Quy định chung về đơn khởi kiện đòi nợ?

1.1. Đơn khởi kiện đòi nợ là gì?

Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể định nghĩa đơn khởi đòi nợ, tuy nhiên, dựa vào cách hiểu chung của đơn khởi kiện thì Đơn khởi kiện đòi nợ có thể được hiểu là văn bản của cá nhân, tổ chức bị xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp gửi lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền trong đó nguyên đơn dân sự yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp với bị đơn về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

1.2. Đặc điểm của đơn khởi kiện đòi nợ

Thứ nhất, đơn khởi kiện đòi nợ là văn bản yêu cầu giải quyết tranh chấp của cá nhân, tổ chức.

Cá nhân, tổ chức khi có đơn đến Tòa thông thường có 2 loại gồm: đơn khởi kiện và đơn yêu cầu. Trong đó, đơn yêu cầu là việc các bên không có tranh chấp với nhau mà chỉ cần Tòa công nhận một số vấn đề như: thỏa thuận thành của các bên, công nhận sự kiện pháp lý (mất tích, chết, mất/hạn chế năng lực hành vi dân sự...). Còn đơn khởi kiện là loại đơn mà trong đó có nội dung tranh chấp của các bên không thể hòa giải buộc Tòa phải giải quyết bằng 1 bản án. Cụ thể, đơn khởi kiện đòi nợ là đơn mà người khởi kiện yêu cầu Tòa giải quyết tranh chấp phát sinh với bên bị kiện, yêu cầu của nguyên đơn với Tòa có thể bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung như: thực hiện nghĩa vụ trả nợ, hủy giao dịch vay/ mượn, tính lại lãi, tính lại khoản tiền vay, ...

Thứ hai, đơn khởi kiện đòi nợ có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu tài sản

Trong đơn khởi kiện đòi nợ nội dung nguyên đơn yêu cầu dù là việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ hay xác định tiền nợ gốc, lãi vay... thì nó vẫn thể hiện một bên đang bị xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp đối với tài sản thuộc sở hữu của mình cụ thể ở đây là tiền. Đây là điểm khác biệt giữa đơn khởi kiện đòi nợ với những đơn khởi kiện khác như ly hôn, chia tài sản, thừa kế ...

1.3. Các thông tin bắt buộc phải có trong đơn khởi kiện đòi nợ?

Tùy thuộc vào quan hệ tranh chấp và yêu cầu khởi kiện gửi tới Tòa án nhân dân mà các thông tin trong đơn khởi kiện sẽ có sự khác nhau. Cũng như vậy, nếu soạn đơn khởi kiện đòi nợ thì các thông tin sau đây là bắt buộc phải có:

  • Nội dung thỏa thuận về việc vay nợ gồm: hình thức vay, số tiền vay, lãi suất (nếu có), thời hạn trả, ...
  • Căn cứ khởi kiện đòi nợ: thời gian vi phạm nghĩa vụ, thời điểm vi phạm nghĩa vụ, điều kiện dẫn tới việc vi phạm nghĩa vụ 
  • Lãi tạm tính của nghĩa vụ đến thời điểm dự tính (nếu có yêu cầu).
  • Yêu cầu đối với bị đơn cần Tòa giải quyết.

2. Các trường hợp có thể làm đơn khởi kiện đòi nợ?

Khi một người bị cá nhân, tổ chức xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp hoặc có tranh chấp với người khác thì có thể yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích bằng hình thức đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. Trong quan hệ vay nợ, nếu thuộc một trong các trường hợp sau có thể làm đơn khởi kiện đòi nợ:

  • Đến hạn trả nợ người vay không trả tiền;
  • Người vay vi phạm nghĩa vụ trả lãi theo thỏa thuận;
  • Một trong các bên vi phạm thỏa thuận là điều kiện để khởi kiện đòi nợ.

3. Cách viết đơn khởi kiện đòi nợ?

Căn cứ khoản 4 Điều 189 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định hình thức và nội dung đơn khởi kiện phải có các nội dung cơ bản gồm: ngày, tháng, năm khởi kiện, tên Tòa án nhận đơn, thông tin người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, yêu cầu giải quyết, danh mục tài liệu tham khảo. Dưới đây là mẫu đơn khởi kiện đòi nợ được NPLaw soạn để quý khách hàng tham khảo.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------------------

 Tỉnh, Thành phố, ngày …….. tháng …… năm 202..

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN NƠI BỊ ĐƠN CƯ TRÚ

NGƯỜI KHỞI KIỆN: (Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD, Địa chỉ, Số điện thoại)

VD: Ông BÙI TIÊN U – Sinh ngày 01/01/1970;

CCCD số: 03xxxxxxx do Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp ngày 01/01/2021;

Địa chỉ: thôn A, xã B, huyện C, tỉnh D.

Số điện thoại: 097xxxx.

NGƯỜI BỊ KIỆN: (Điền các thông tin và trình bày như nội dung của người khởi kiện, có thể không có một số thông tin nhưng phải có địa chỉ để xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa).

NGƯỜI CÓ QUYỀN, LỢI ÍCH ĐƯỢC BẢO VỆ (nếu có): (Điền các thông tin như nội dung của người khởi kiện)

YÊU CẦU QUÝ TÒA GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ SAU ĐÂY:

Tôi và ông/bà B có quan hệ là hàng xóm/họ hàng/bạn bè. Do cần vay tiền để làm ăn/sửa nhà/mua đất/đáo hạn ngân hàng nên ngày .../.../..... ông/bà B có vay tôi số tiền là: xxxx đồng, lãi suất ...%, thời hạn vay ...năm. 

Đến thời hạn trả nợ ông/bà B không thực hiện trả nợ, mặc dù tôi đã nhiều lần yêu cầu, đến nhà tìm nhưng ông/bà B cố tình trốn tránh, không thiện chí thực hiện nghĩa vụ. Nhận thấy quyền và lợi ích của mình bị xâm hại, bằng đơn này tôi kính đề nghị Quý Tòa giải quyết cho tôi các yêu cầu khởi kiện sau:

- Yêu cầu ông/bà B hoàn trả cho tôi số tiền vay: xxxx đồng.

- Yêu cầu ông/bà B thanh toán khoản lãi trong/ngoài hạn của khoản vay tạm tính đến ngày .../.../.... là: yyyy đồng.

Tổng giá trị mà ông/bà B phải hoàn trả, thanh toán cho tôi là: zzzz đồng.

Trên đây là những yêu cầu khởi kiện của tôi đối với bị đơn, kính mong Quý Tòa xem xét, thụ lý giải quyết, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho tôi.

DANH MỤC TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ KÈM THEO ĐƠN KHỞI KIỆN: (Như trong tài liệu gửi kèm đơn ở mục 4.1 bài viết).

                    Người khởi kiện

 

                                                                                                             

4. Hồ sơ, trình tự khi thực hiện gửi đơn khởi kiện đòi nợ

4.1 Hồ sơ gửi kèm đơn khởi kiện đòi nợ

  • Giấy tờ chứng minh việc vay nợ: giấy vay tiền, hợp đồng vay, tin nhắn có nội dung vay, biên lai/sao kê tài khoản ngân hàng có nội dung vay nợ, ghi âm vay tiền ...
  • Giấy tờ nhân thân của người khởi kiện (CCCD, CMND, Hộ chiếu ...)
  • Giấy tờ nhân thân của người bị khởi kiện (nếu có)
  • Sổ hộ khẩu hoặc xác nhận cư trú của bị đơn do cơ quan có thẩm quyền xác nhận
  • Thông tin về tài sản của bị đơn (trong trường hợp muốn thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành án đối với tài sản của bị đơn)

Lưu ý: Mặc dù không có quy định cụ thể nhưng trong thực tiễn giải quyết vụ án, Tòa án sẽ yêu cầu các tài liệu trong hồ sơ khởi kiện phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng/chứng thực. Điều này có ý nghĩa trong việc thực hiện giám định, xác minh chứng cứ khi có yêu cầu. Nếu giấy tờ chỉ có bản photo khi nhận đơn Tòa có thể sẽ ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện như vậy sẽ mất thêm thời gian giải quyết vụ việc của bạn.

4.2 Trình tự thực hiện khởi kiện đòi nợ

Bước 1: Soạn đơn khởi kiện với đầy đủ các nội dung quy định và chuẩn bị hồ sơ gửi kèm như trên.

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện đòi nợ và tài liệu kèm theo tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết, căn cứ khoản 1 Điều 190 BLTTDS 2015 việc nộp đơn có thể bằng 2 hình thức: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

Bước 3: Nộp án phí, tham gia các buổi: hòa giải, tiếp cận chứng cứ, xét xử tại Tòa. (Căn cứ điều 195, Chương XIII, Chương XIV của BLTTDS 2015)

Bước 4: Nhận bản án/quyết định của Tòa.

Bước 5: Sau khi bản án có hiệu lực thực hiện yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi năm 2014.  

5. Những vấn đề thường gặp khi làm đơn khởi kiện đòi nợ

Trong quá trình hoạt động, NPLaw nhận được nhiều thắc mắc của Quý khách hàng trong vấn đề khởi kiện đòi nợ, chúng tôi đã chắt lọc những câu hỏi liên quan trực tiếp đến đơn khởi kiện đòi vợ để quý khách hàng tham khảo.

- Đơn khởi kiện đòi nợ không hợp pháp là như thế nào?

Pháp luật không quy định cụ thể đơn khởi kiện đòi nợ không hợp pháp là như thế nào nhưng theo quan điểm của chúng tôi, nếu đơn khởi kiện vi phạm các quy định về chủ thể, nội dung, điều cấm của pháp luật thì đơn khởi kiện đó sẽ không hợp pháp. 

Ví dụ: đơn khởi kiện đòi nợ mà chủ thể không đủ điều kiện khởi kiện, yêu cầu khởi kiện đã được giải quyết bằng bản án/quyết định có hiệu lực của Tòa, ...

- Nộp đơn khởi kiện đòi nợ có đóng phí không? Nếu có thì đóng bao nhiêu?

Khởi kiện đòi nợ là tranh chấp có giá ngạch vì vậy người khởi kiện khi nộp đơn khởi kiện sẽ phải đóng tiền tạm ứng án phí là 50% án phí.

Theo điều 7 và Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/UBTVQH14, mức án phí và tạm ứng án phí sơ thẩm đối với vụ án có giá ngạch trong trường hợp đòi nợ sẽ tùy thuộc vào yêu cầu khởi kiện (giá trị khoản gốc+lãi) của người khởi kiện tiền tạm ứng án phí sẽ khác nhau, giá trị tranh chấp tương ứng các mốc án phí sau:

  • Giá trị tranh chấp: 4.000.000 đồng trở xuống: 200.000 đồng;
  • Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: 5% giá trị tài sản có tranh chấp;
  • Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng;
  • Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng;
  • Từ trên 4.000.000.000 đồng: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

- Nộp đơn khởi kiện đòi nợ ở đâu?

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

Đồng thời, theo điểm a, khoản 1 Điều 39 Bộ luật này quy định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau:

“a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động...”

Từ đó, có thể khẳng định Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đòi nợ. 

6. Dịch vụ làm đơn khởi kiện đòi nợ

Sau bài viết này chúng tôi tin rằng, Quý độc giả cũng đã có cho mình những hiểu biết nhất định về đơn khởi kiện đòi nợ, nếu các bạn có nhu cầu muốn sử dụng dịch vụ làm đơn khởi kiện đòi nợ thì có thể liên hệ với NPLaw, chúng tôi có đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, tận tâm, đảm bảo chất lượng dịch vụ, đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu và bảo mật thông tin của khách hàng. 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp