Giải quyết tranh chấp Hợp đồng thầu xây dựng

Hợp đồng thầu xây dựng là một loại hợp đồng dân sự thường xuyên được sử dụng phổ biến trong lĩnh việc liên quan đến thi công xây dựng nhà ở, trung tâm thương mại… Song đây cũng là một loại hợp đồng được phần đông Khách hàng đánh giá nó hết sức phức tạp nhất là đối với các dự án xây dựng lớn. Đặc biệt khi có tranh chấp hợp đồng xảy ra, không ít Khách hàng trở nên lúng túng với các phương thức giải quyết tranh chấp. Hiểu rõ những khó khăn đó, NPLaw sẽ gửi tới Quý khách hàng các thông tin về tranh chấp hợp đồng thầu xây dựng thông qua bài viết dưới đây.

I. Hợp đồng thầu xây dựng là gì?

Hợp đồng thầu xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

II. Hợp đồng thầu xây dựng bao gồm những loại nào?

Theo tính chất, nội dung công việc hợp đồng xây dựng có các loại sau:

  • Hợp đồng tư vấn xây dựng (viết tắt là hợp đồng tư vấn) 
  • Hợp đồng thi công xây dựng công trình (viết tắt là hợp đồng thi công xây dựng
  • Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ (viết tắt là hợp đồng cung cấp thiết bị
  • Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh là Engineering - Construction viết tắt là EC)
  • Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ (tiếng Anh là Engineering - Procurement viết tắt là EP
  • Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh là Procurement - Construction viết tắt là PC
  • Hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh là Engineering - Procurement - Construction viết tắt là EPC
  • Hợp đồng chìa khóa trao 
  • Hợp đồng cung cấp nhân lực, máy và thiết bị thi công 
  • Các loại hợp đồng xây dựng khác.

Theo hình thức giá hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau:

  • Hợp đồng trọn gói;
  • Hợp đồng theo đơn giá cố định;
  • Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;
  • Hợp đồng theo thời gian;
  • Hợp đồng theo giá kết 

Theo mối quan hệ của các bên tham gia trong hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau:

  • Hợp đồng thầu chính
  • Hợp đồng thầu 
  • Hợp đồng giao khoán nội bộ 
  • Hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài

III. Quy định pháp luật về tranh chấp hợp đồng thầu xây dựng

1. Nguyên tắc chung khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thầu xây dựng

Theo Luật Xây dựng 2014 thì nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng thầu xây dựng được quy định như sau: “Tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác.”

2. Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thầu xây dựng

Tranh chấp hợp đồng thầu xây dựng được giải quyết thông qua các phương thức sau:

a) Ban xử lý tranh chấp

Căn cứ quy định của điểm b Khoản 8 Điều 146 Luật Xây dựng 2014 và Khoản 2 Điều 45 Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì giải quyết thông qua hòa giải bằng việc thành lập Ban xử lý tranh chấp thực hiện như sau:

Thành lập Ban xử lý tranh chấp: Ban xử lý tranh chấp có thể được nêu trong hợp đồng tại thời điểm ký kết hoặc được thiết lập khi có tranh chấp xảy ra. Số lượng thành viên do các bên tự thỏa thuận. Thành phần có thể gồm cơ quan,  tổ chức hoặc một, một số cá nhân chuyên gia (tùy theo thỏa thuận của các bên).

Thủ tục giải quyết: Trong thời hạn 28 ngày kể từ ngày các bên nhận được kết luận hòa giải của ban xử lý tranh chấp, nếu một bên không đồng ý kết luận hòa giải thì có quyền phản đối và các tranh chấp này sẽ được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.

Chi phí: được tính trong giá hợp đồng xây dựng và do mỗi bên hợp đồng chịu một nửa, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

b) Phương thức Trọng tài

Căn cứ theo quy định tại điểm b Khoản 8 Điều 146 Luật Xây dựng 2014 và Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010, trong trường hợp các bên hợp đồng không tự thương lượng được thì có thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài nếu nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

Quy trình thủ tục tố tụng trọng tài được quy định cụ thể tại Luật Trọng tài thương mại 2010. Theo đó, quy trình bao gồm các bước sau:

Bước 1: Đơn khởi kiện và bản tự bảo vệ

Bước 2: Thành lập hội đồng trọng tài

Bước 3: Nghiên cứu hồ sơ

Bước 4: Phiên họp giải quyết tranh chấp

Bước 5: Ban hành phán quyết trọng tài

Cần lưu ý rằng, kết quả của phương thức trọng tài là phán quyết trọng tài, phán quyết này mang tính chung thẩm, không bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định tại Khoản 5 Điều 61 Luật Trọng tài thương mại 2010.

c) Giải quyết tại Tòa án

Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực Nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của tòa án được Nhà nước đảm bảo thi hành. Quyết định bắt buộc các bên phải thi hành, nếu không thi hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của nhà nước. 

Quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau:

Bước 1: Khởi kiện

Bước 2: Thụ lý vụ án

Bước 3: Hòa giải và chuẩn bị xét xử

Bước 4: Xét xử sơ thẩm

Bước 5: Xét xử phúc thẩm

Bước 6: Giám đốc thẩm/tái thẩm

IV. Một số câu hỏi thường gặp về tranh chấp hợp đồng thầu xây dựng

1. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thầu xây dựng

Căn cứ tại điểm b Khoản 8 Điều 146 Luật Xây dựng 2014, trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng thầu xây dựng được tiến hành như sau: Các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp. Trường hợp các bên hợp đồng không tự thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thầu xây dựng

Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 45 Nghị định 37/2015/ND-CP, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thầu xây dựng gồm Ban xử lý tranh chấp, Tòa án và Trọng tài.

3. Tranh chấp hợp đồng thầu xây dựng có thể giải quyết bằng cả hai hình thức Trọng tài và Toà án hay không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 69, Khoản 8 Điều 71 Luật Trọng tài thương mại 2010, tranh chấp hợp đồng thầu xây dựng có thể giải quyết bằng cả hai hình thức Trọng tài và Tòa án trong trường hợp yêu cầu Tòa án hủy phán quyết trọng tài nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này. Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu ra quyết định hủy phán quyết trọng tài, các bên có thể thỏa thuận lại để đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Tòa án.

4. Thời hiệu giải quyết tranh chấp hợp đồng thầu xây dựng là bao lâu?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì : "Thời hiệu khởi kiện theo thủ tục Trọng tài hoặc thời hiệu khởi kiện lên Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được thực hiện theo quy định có liên quan của pháp luật". Chiếu theo quy định tại Khoản 1 Điều 184 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Điều 429 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 (ba) năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

V. Luật sư tư vấn về giải quyết tranh chấp hợp đồng thầu xây dựng

Trên đây là bài viết tranh chấp hợp đồng thầu xây dựng, để được chúng tôi tư vấn pháp luật cho về thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thầu xây dựng, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi theo thông tin liên hệ sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ - HÃNG LUẬT NPLAW

Hotline: 0913 449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp