Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại trang thiết bị y tế xuất hiện. Nhưng để một sản phẩm trang thiết bị y tế lưu hành được trên thị trường thì phải được cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do. Vậy điều kiện, thành phần hồ sơ, thủ tục để xin giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS cho trang thiết bị y tế là như thế nào ? NPLaw xin cung cấp tới quý khách hàng thủ tục và điều kiện cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với trang thiết bị y tế.
Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho trang thiết bị y tế (Certificate of Free Sale – CFS) là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu thì khi được cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do sẽ dễ dàng đưa sản phẩm vào thị trường của nước nhập khẩu do đây được xem là một công cụ để nước nhập khẩu kiểm tra được mức độ an toàn của sản phẩm đã được lưu hành và tiêu dùng tại chính nước đó.
Theo Phụ lục V quy định về Danh mục hàng hóa và thẩm quyền quản lý Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý CFS của Bộ Y tế, trong đó bao gồm trang thiết bị y tế.Như vậy, trang thiết bị y tế thuộc đối tượng hàng hóa được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do theo quy định.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do trang thiết bị y tế được quy định tại Điều 49 Nghị định 98/2021/NĐ-CP:
Về thẩm quyền, theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Nghị định 98/2021/NĐ-CP thì Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm cấp mới, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với trang thiết bị y tế.Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu được quy định tại Điều 10 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
Quy trình cấp CFS đối với hàng hóa xuất khẩu
Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến cơ quan cấp CFS, hồ sơ bao gồm:
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp CFS thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
Thời hạn cấp CFS không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. Trường hợp không cấp CFS, cơ quan cấp CFS có văn bản trả lời nêu rõ lý do.Cơ quan cấp CFS có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp CFS hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định đối với CFS đã cấp trước đó.
Số lượng CFS được cấp cho hàng hóa theo yêu cầu của thương nhân.
Trường hợp bổ sung, sửa đổi CFS; cấp lại do mất, thất lạc CFS, thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến cơ quan cấp CFS. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, cơ quan cấp CFS xem xét điều chỉnh, cấp lại CFS cho thương nhân.
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý thực hiện cấp CFS đối với hàng hóa xuất khẩu theo các quy định sau:
CFS đối với hàng hóa xuất khẩu thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Anh và phải có tối thiểu các thông tin quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định này.
Trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu thương nhân nộp CFS theo mẫu CFS do nước đó quy định, cơ quan cấp CFS dựa trên mẫu được yêu cầu để cấp CFS.
Thời hạn cấp CFS không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định
Trên đây là những thông tin cơ bản, cần thiết về giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với trang thiết bị y tế và điều kiện cấp giấy chứng nhận. Quý bạn đọc nếu chưa nắm rõ các quy trình cũng như cần tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với trang thiết bị y tế, có thể liên hệ cho đội ngũ của NPLaw để được giải đáp bảo vệ quyền lợi của mình. Xin cảm ơn.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn