Hành vi gây mất trật tự tại cơ quan nhà nước sẽ bị xử lý như thế nào?

Những thành phần quá khích la hét, đánh nhau tại nơi công cộng là hành vi quen thuộc mà chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng chứng kiến. Đây là hành vi không chỉ khiến mọi người xung quanh khó chịu mà còn vi phạm pháp luật. Đặc biệt tại nơi cơ quan nhà nước làm việc, có nhiều đối tượng đem băng rôn, hô khẩu hiệu trái pháp luật gây ùn tắc giao thông. Vậy pháp luật Việt Nam quy định thế nào về vấn đề này, mức xử phạt sẽ là bao nhiêu?

Qua bài viết này, NPLaw sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc cơ bản về hành vi gây mất trật tự tại cơ quan nhà nước để mọi người nắm thông tin tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra. 

I. Gây mất trật tự tại cơ quan nhà nước là gì?

NPLaw sẽ giúp bạn định nghĩa về gây mất trật tự tại cơ quan nhà nước như sau:

Trước hết chúng ta cần hiểu, chủ thể của tội tội gây rối trật tự công cộng không phải chủ thể đặc biệt. Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì người đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội này.Gây mất trật tự tại cơ quan nhà nước được xem là hành vi gây mất trật tự công cộng. Đây là hành vi gây rối, cố ý làm mất sự ổn định, tính tổ chức và tính kỷ luật tại một địa điểm nhất định gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nói riêng và có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước nói chung.

II. Biểu hiện gây mất trật tự tại cơ quan nhà nước

Nếu qua phần giải thích trên bạn vẫn chưa hình dung được thì NPLaw sẽ đưa ra những ví dụ điển hình để bạn hiểu ngay dưới đây:

  • Tụ tập đông người trước các trụ sở, cơ quan nhà nước
  • Tụ tập la hét, cầm băng-rôn, biểu ngữ tụ tập trước trụ sở cơ quan nhà nước, khu vực cấm…
  • Lời nói, cử chỉ thiếu văn hóa xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác, đặc biệt là các cán bộ nhà nước
  • Hành vi phá phách hoặc làm ô uế các công trình, thiết bị tại cơ quan nhà nước;
  • Tụ tập đánh nhau, tạo tiếng động ồn ào, tụ tập đua xe máy trái phép;

Như vậy, có thể hiểu những hành vi tập trung đông người tạo âm thanh lớn trước các trụ sở cơ quan nhà nước là những hành vi có thể bị xem là hành vi gây mất tự nơi công cộng, hãy lưu ý để tránh tình huống xấu nhất xảy ra với bản thân. 

III. Quy định về gây mất trật tự tại cơ quan nhà nước

Dưới đây sẽ là quy định pháp luật Việt Nam về việc gây mất trật tự tại cơ quan nhà nước.

Căn cứ từ Điều 55 đến Điều 62 và Điều 67 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung năm 2020 thì hành vi gây rối trật tự tại trụ sở tiếp công dân, trụ sở ủy ban nhân dân được xử lý theo quy trình như sau:

  • Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính trực tiếp bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, hoặc hình thức khác.
  • Lập biên bản vi phạm hành chính;
  • Xác minh tình tiết của vụ việc và giá trị tang vật vi phạm để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt;
  • Giải trình;
  • Chuyển hồ sơ vụ vi phạm (nếu có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự);
  • Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
  • Cưỡng chế.

Ngoài ra tại Điều 7 Luật này cũng quy định về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính như sau:

"1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính."

Có thể hiểu rằng, trong thời hạn 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được xem là chưa bị xử phạt hành chính. Theo đó, khi chưa hết thời hạn thử thách mà có hành vi tái phạm thì hành vi trên đã đủ yếu tố để có thể tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

IV. Gây mất trật tự tại cơ quan nhà nước bị xử phạt như thế nào?

Nhà nước có chế tài xử phạt như thế nào đối với hành vi gây mất trật tự tại cơ quan nhà nước, NPLaw xin thông tin đến bạn như sau:

Người có hành vi gây rối trật tự nơi công cộng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản theo Điều 56  Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung năm 2020 với mức phạt đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức.

Bên cạnh đó, theo điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì:

  • Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;

Như đã nói ở trên, các hành vi tái phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 318 Bộ luật Hình sự, cụ thể:

  • Người nào gây rối trật tự công cộng có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
  • Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau:
    • Có tổ chức; Xúi giục người khác gây rối;
    • Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
    • Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
    • Tái phạm nguy hiểm.

Tóm lại, các hành vi gây rối trật tự công cộng nói chung và gây rối tại trụ sở cơ quan nhà nước nói riêng sẽ bị xử phạt nghiêm khắc tùy vào từng hành vi, từng mức độ. Hãy chú ý hành động của bản thân tránh vướng vào những điều đáng tiếc không mong muốn xảy ra.Trên đây là các thông tin cần thiết mà NPLaw cung cấp để trả lời cho câu hỏi mà nhiều người thường thắc mắc. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn sâu hơn thông qua tư vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại, email về các vấn đề pháp lý liên quan. Với phương châm “Lợi ích của bạn – Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi”, NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp