Hành vi lấn chiếm đất của người khác sẽ bị xử phạt như thế nào?

 

 Lấn chiếm đất đai là một trong những tranh chấp đất đai thường xuyên xảy ra, đặc biệt là giữa các hộ gia đình liền kề. Vậy khi bị lấn chiếm đất đai thì nên làm gì? Có thể khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai yêu cầu trả lại đất không? Trong bài viết này, NPLaw sẽ cung cấp đến bạn các thông tin liên quan đến lấn chiếm đất của người khác.

I. Thực trạng lấn chiếm đất của người khác

Lấn chiếm đất đai là một trong những tranh chấp đất đai thường xuyên xảy ra, đặc biệt là giữa các hộ gia đình liền kề. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc có hành vi chiếm diện tích đất của người khác. 

Hành vi lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép. Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

Quy định pháp luật về lấn chiếm đất của người khác

II. Quy định pháp luật về lấn chiếm đất của người khác

1. Lấn chiếm đất của người khác là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) thì:

Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

Sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng đất và đã có quyết định thu hồi đất được công bố, tổ chức thực hiện nhưng người sử dụng đất không chấp hành (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);

Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

- Đất đang sử dụng được xác định là đất lấn chiếm trong trường hợp nào?

Theo khoản 2, 3 Điều 2 Thông tư 45/2011/TT-BTNMT thì đất đang sử dụng được xác định là đất lấn chiếm trong các trường hợp sau:

- Đất lấn áp dụng mức thuế suất 0,2% và không áp dụng hạn mức quy định tại khoản 7 Điều 7 của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là phần diện tích đất tăng thêm đang sử dụng vào mục đích chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, có nguồn gốc do người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới, ranh giới sang đất đã có chủ sử dụng hợp pháp hay sang đất do Nhà nước quản lý mà không được chủ sử dụng đất cho phép hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Trường hợp diện tích thửa đất sau khi đo đạc lại có thay đổi tăng so với giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, nhưng không thay đổi mốc giới, ranh giới thửa đất thì phần diện tích tăng thêm không xác định là đất lấn.

- Đất chiếm áp dụng mức thuế suất 0,2% và không áp dụng hạn mức quy định tại khoản 7 Điều 7 của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là đất đang sử dụng vào mục đích chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, có nguồn gốc thuộc một trong các trường hợp sau:

Đất chiếm là đất do người đang sử dụng đất tự bao chiếm đất của Nhà nước quản lý hoặc bao chiếm đất đã có chủ sử dụng hợp pháp mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hay chủ sử dụng đất cho phép.

Đất được cơ quan nhà nước tạm giao, giao có thời hạn, cho thuê hay được người sử dụng đất khác cho thuê, cho mượn để sử dụng, nhưng hết thời hạn tạm giao, thời hạn giao, thời hạn thuê, thời hạn mượn mà chưa làm thủ tục gia hạn và không trả lại đất.

Đất mà Nhà nước đã có quyết định thu hồi và đã thanh toán xong tiền bồi thường và hỗ trợ theo quy định của pháp luật cho người bị thu hồi đất nhưng sau thời hạn bàn giao đất cho Nhà nước, người bị thu hồi đất vẫn đang tiếp tục sử dụng.

Đất đang sử dụng do không chấp hành bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành.

2. Hành vi lấn chiếm đất của người khác sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai như sau:

- Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

Có tổ chức;

Phạm tội 02 lần trở lên;

Tái phạm nguy hiểm.

Theo đó, hành vi lấn chiếm đất đai của người khác có thể bị phạt tiền, phạt tù theo quy định pháp luật. Ngoài ra còn có thể bị buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như:

 Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm

 Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi lấn chiếm đất của người khác?

 

3. Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi lấn chiếm đất của người khác?

Căn cứ vào Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai như sau:

- Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Theo đó, người nào có hành vi lấn chiếm đất của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.

III. Giải đáp một số câu hỏi về lấn chiếm đất của người khác

1. Có thể khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai yêu cầu trả lại đất không?

Theo quy định tại Điều 235, Điều 236 Luật Đất đai 2024 thì khi bị hàng xóm lấn chiếm đất đai, người bị lấn chiếm nên giải quyết theo những phương thức như sau:

Thương lượng, hòa giải với người có hành vi lấn chiếm đề đòi lại phần diện tích bị lấn chiếm; hoặc

Gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã để tiến hành hòa giải nếu không thể tự hòa giải.

Người có đất bị lấn chiếm khởi kiện đến Tòa án theo quy định trong trường hợp các bên hòa giải không thành.

Theo đó, khi bị hàng xóm lấn chiếm đất đai, người bị lấn chiếm có thể yêu cầu người lấn chiếm trả lại phần đất đai bị lấn chiếm theo các phương thức nêu trên.

Khi bị lấn chiếm đất đai thì nên làm gì?

 

2. Khi bị lấn chiếm đất đai thì nên làm gì?

Theo quy định tại Điều 235, Điều 236 Luật Đất đai 2024 thì khi bị hàng xóm lấn chiếm đất đai, người bị lấn chiếm nên giải quyết theo những phương thức như sau:

Thương lượng, hòa giải với người có hành vi lấn chiếm đề đòi lại phần diện tích bị lấn chiếm; hoặc

Gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã để tiến hành hòa giải nếu không thể tự hòa giải.

Người có đất bị lấn chiếm khởi kiện đến Tòa án theo quy định trong trường hợp các bên hòa giải không thành.

3. Hành vi san lấp lấn chiếm đất của người khác để trồng lúa bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?

Căn cứ theo khoản 3, điểm a, b khoản 7 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định Lấn, chiếm đất:

- Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này.

Theo đó, hành vi san lấp lấn chiếm đất của người khác để trồng lúa sẽ bị xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, tùy thuộc vào diện tích đất lấn, chiếm. Ngoài ra, người lấn chiếm còn phải khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

Lấn chiếm đất đai của người khác có bị đi tù không?

4. Lấn chiếm đất đai của người khác có bị đi tù không?

Theo Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai như sau:

- Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

Có tổ chức;

Phạm tội 02 lần trở lên;

Tái phạm nguy hiểm.

Theo đó, hành vi lấn chiếm đất đai của người khác có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 7 năm.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về lấn chiếm đất của người khác

Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về lấn chiếm đất của người khác uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về lấn chiếm đất của người khác. 

 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp