Khi tham gia vào quá trình lao động thì không phải công chức, viên chức nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình mà vẫn còn tình trạng vi phạm pháp luật, không hoàn thành nhiệm vụ được đặt ra. Pháp luật đã quy định chi tiết những hình thức kỷ luật đối với công chức, viên chức. Trong đó, buộc thôi việc là hình thức kỷ luật nặng nhất.Trong bài viết này, NPLaw xin gửi tới Quý độc giả thông tin về một trong những hình thức kỷ luật đối với công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập - buộc thôi việc.
Buộc thôi việc là một trong những hình thức kỷ luật công chức, viên chức trong quy định của pháp luật hiện nay. Cụ thể:
Tại Khoản 15, Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019 (Sửa đổi, bổ sung Điều 79, Luật Cán bộ, công chức năm 2008) như sau: “Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
Tương tự, đối với viên chức, theo quy định tại Điều 52 Luật viên chức năm 2010: Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:
Mặc dù đều dẫn đến hệ quả là chấm dứt quan hệ lao động, tuy nhiên, buộc thôi việc và sa thải là hai hình thức kỷ luật hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:
Điều 13, Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định rõ các trường hợp công chức sẽ bị buộc thôi việc nếu vi phạm pháp luật gồm:
Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định các hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức trong các trường hợp sau đây:
Theo quy định tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP. Quyền lợi của công chức, viên chức bị buộc thôi việc là:
Quy trình buộc thôi việc của công chức, viên chức được người có thẩm quyền tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Tổ chức họp kiểm điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật
Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp để công chức có hành vi vi phạm pháp luật tự kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật. Công chức có hành vi vi phạm pháp luật phải làm bản tự kiểm điểm, trong đó có tự nhận hình thức kỷ luật. Nội dung các cuộc họp kiểm điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật quy phải được lập thành biên bản.
Bước 2: Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật
Trước cuộc họp của Hội đồng kỷ luật, giấy triệu tập họp phải được gửi tới công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật. Công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt phải có lý do chính đáng.
Bước 3: Quyết định kỷ luật
Kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản họp Hội đồng kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật) gửi người có thẩm quyền xử lý kỷ luật. Kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật trong trường hợp thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc biên bản cuộc họp kiểm điểm trong trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc. Cụ thể:
Điểm a Khoản 2 Điều 39 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định: “Công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ BHXH theo quy định của pháp luật.”Đồng thời, điểm a Khoản 1 Điều 41 Nghị định 112/2020 cũng quy định: “Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, công chức viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc nhưng được cơ quan BHXH xác nhận thời gian làm việc đã đóng BHXH để thực hiện chế độ BHXH theo quy định của pháp luật.
Khi có căn cứ cho rằng bản thân bị buộc thôi việc trái pháp luật thì công chức, viên chức có thể tiến hành khiếu nại hoặc khởi kiện tới Tòa án có thẩm quyền. Cụ thể:
Đối với khiếu nại: Căn cứ các quy định của Luật khiếu nại năm 2011 thì công chức, viên chức có thể gửi đơn khiếu nại tới người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Đối với việc khởi kiện:
Như vậy, để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình thì công chức, viên chức bị kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật có thể lựa chọn việc khiếu nại tới người có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tới Tòa án có thẩm quyền.
Trên đây là toàn bộ nội dung về hình thức kỷ luật buộc thôi việc NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn