Thời gian qua, trên các nền tảng mạng xã hội có thể thấy rất nhiều vụ cố ý gây thương tích mà nguyên nhân lại bắt nguồn từ những mâu thuẫn rất nhỏ nhặt. Do tính khí bốc đồng, hiếu thắng cộng với sự kích thích của bia, rượu, 1 số đối tượng đã sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, gây hậu quả nghiêm trọng. Khi hành vi gây thương tích xảy ra sẽ đặt ra yêu cầu phải làm sao để đảm bảo tối đa quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người bị hại? Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích các quy định pháp luật về đơn yêu cầu bồi thường khi bị gây thương tích để bị hại có thể yêu cầu cơ quan nhà nước bảo vệ được quyền lợi của mình.
Để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng hợp pháp của người bị gây thương tích nói riêng và các cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm nói chung. Bộ luật dân sự 2015 quy định tại Điều 8 trong đó xác định các cá nhân, pháp nhân bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra là một trong các căn cứ để xác lập quyền dân sự.
Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật này, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Như vậy, khi có hành vi gây thương tích xảy ra trên thực tế sẽ phát sinh quyền dân sự đối với bên bị thương tích và trách nhiệm bồi thường đối với bên gây thương tích.
Điều 11 Bộ luật dân sự 2015 quy định về các phương thức bảo vệ quyền dân sự, trong đó có quy định, khi quyền dân sự của cá nhân bị xâm phạm thì chủ thể có quyền tự bảo theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.
Khoản 1 Điều 585 Bộ Luật dân sự 2015 quy định thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên tự thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến việc bồi thường.
Trong trường hợp các bên không tự thỏa thuận được thì bên bị thiệt hại có thể gửi đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại gửi Tòa án nơi người gây thương tích đang cư trú yêu cầu giải quyết vụ án.
Để đảm bảo nguyên tắc bồi thường thiệt hại phải được thực hiện toàn bộ và kịp thời Điểm đ khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn như sau:
“đ. Người yêu cầu bồi thường thiệt hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và các tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ.
Trường hợp người yêu cầu bồi thường thiệt hại không thể tự mình thu thập được tài liệu, chứng cứ thì có quyền yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.”.
Như vậy, các thông tin cần có trong đơn yêu cầu bồi thường khi bị người khác gây thương tích cần có:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ: Ghi ở phía trên, chính giữa lá đơn
- Tên của lá đơn: Ghi in hoa: ĐƠN YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
- Kính gửi: Ghi tên cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường thiệt hại trong từng trường hợp cụ thể.
- Thông tin người làm đơn: Mục này ghi đầy đủ họ tên của người làm đơn, năm sinh, hộ khẩu thường trú, địa chỉ liên hệ và số điện thoại người làm đơn, giấy tờ tùy thân (ngày cấp, cơ quan cấp).
- Thông tin người gây thiệt hại: Mục này ghi đầy đủ họ tên của người gây thương tích, năm sinh, hộ khẩu thường trú, địa chỉ liên hệ và số điện thoại người gây thương tích.
- Nội dung vụ việc: Tại đây, ghi lại toàn bộ sự việc phát sinh thiệt hại và lý do yêu cầu bồi thường thiệt hại.
- Liệt kê danh mục các tài liệu kèm theo;
- Cuối đơn người làm đơn ghi: Nơi làm đơn, ngày tháng năm làm đơn và ký, ghi rõ họ tên người làm đơn.
Hiện nay theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”.
Như vậy, theo quy định này chỉ cần có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe thì sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường đối với người gây tích, khi đó người bị gây thương tích sẽ có quyền yêu cầu được bồi thường.
Cũng tại khoản 2 Điều này, pháp luật cũng loại trừ ra những trường hợp mà người gây thương tích không phải bồi thường, cụ thể: Trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì người gây thương tích không phải bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Điều 90 Bộ luật dân sự 2015 quy định về những thiệt hại về tính mạng và sức khỏe bị xâm phạm, theo đó, trong đơn yêu cầu bồi thường khi bị người khác gây thương tích, có thể yêu cầu các chi phí sau:
- Chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
- Khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Điều 590 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, bên cạnh những thiệt hại về chi phí khám chữa bệnh, thu nhập thực tế bị giảm sút của người bị thiệt hại và của người chăm sóc người bị thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này thì khoản 2 Điều này cũng đề cập đến việc người gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại gánh chịu.
Như vậy, theo quy trên trong đơn yêu cầu bồi thường khi bị người khác gây thương tích có thể yêu cầu bù đắp tổn thất về tinh thần
Hiện nay trên mạng cung cấp rất nhiều mẫu đơn yêu cầu bồi thường khi bị người khác gây thương tích, tuy nhiên để có thể đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của mình, người bị gây thương tích nên tham khảo ý kiến của các luật sư hoặc các chuyên gia trong ngành luật có kinh nghiệm trong việc vận dụng pháp luật vào thực tế, để có thể soạn đơn một cách chính xác, được hướng dẫn cần chuẩn bị những tài liệu nộp kèm theo đơn và được hướng dẫn nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền thụ lý đơn, đảm bảo việc bồi thường thiệt hại được thực hiện toàn bộ và kịp thời.
Dịch vụ Luật sư tư vấn về đơn yêu cầu bồi thường khi bị người khác gây thương tích tại Công ty Luật TNHH Ngọc Phú:
- Tư vấn mẫu đơn yêu cầu bồi thường gây thương tích;
- Tư vấn khung hình phạt, căn cứ xác định mức bồi thường khi bị người khác gây thương tích;
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng khi bị người khác gây thương tích;
- Tư vấn mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại khi gây thương tích;
- Hướng dẫn cách xác định tổn thất tinh thần, sức khỏe, căn cứ chứng minh thiệt hại luật đền bù trong tai nạn giao thông;
- Soạn đơn tố cáo hành vi gây thương tích cho người khác, đơn xin bãi nại cho người có hành vi gây thương tích cho mình,…
- Hướng dẫn khiếu nại quyết định khởi tố vụ án của cơ quan có thẩm quyền, rút đơn tố cáo,…
- Hướng dẫn xác định các trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,…
- Luật sư tham gia vụ án hình sư bảo vệ người bị hại.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về Hướng dẫn cách soạn đơn yêu cầu bồi thường khi bị người khác gây thương tích mà NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
Website: nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn