Theo Thông tư 09/2015/TT-NHNN ngày 17 tháng 7 năm 2015 của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, mua, bán nợ là “thỏa thuận bằng văn bản về việc chuyển giao quyền đòi nợ đối với khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay, khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh, theo đó bên bán nợ chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán từ bên mua nợ”. Luật Các Tổ Chức Tín Dụng cho phép các tổ chức tài chính thực hiện giao dịch mua bán nợ giữa các tổ chức tín dụng, nhưng việc mua bán nợ đó phải tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Vậy Tổ chức tín dụng mua bán nợ được thực hiện được quy định cụ thể như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định về hoạt động mua bán nợ như sau:
“Mua, bán nợ là thỏa thuận bằng văn bản về việc chuyển giao quyền đòi nợ đối với khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay, khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh, theo đó bên bán nợ chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán từ bên mua nợ”.Như vậy có thể hiểu tổ chức tín dụng mua bán nợ bằng việc thoả thuận văn bản về việc chuyển giao quyền đòi nợ đối với tài sản phát sinh từ nghiệp vụ cho vay, khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh, theo đó một bên sẽ chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ và một bên sẽ thanh toán.
Khi thực hiện hoạt động mua bán nợ, tổ chức tín dụng phải thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng không trái với nội dung quy định tại hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm đã ký kết giữa bên bán nợ, khách hàng và bên bảo đảm.
Thứ hai, hoạt động mua bán nợ do các bên tự thỏa thuận, tuân thủ quy định tại Thông tư 09/2015/TT-NHNN và quy định của pháp luật có liên quan.
Thứ ba, tổ chức tín dụng chỉ được mua nợ khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) chấp thuận hoạt động mua nợ tại Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, Giấy phép thành lập của chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là Giấy phép) và có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, trừ trường hợp mua nợ theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt. Trường hợp bán nợ thì không phải xin phép Ngân hàng Nhà nước.
Thứ tư, tổ chức tín dụng phải ban hành quy định nội bộ về hoạt động mua, bán nợ (trong đó có quy định rõ về phân cấp thẩm quyền theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định mua, bán nợ; phương thức mua, bán nợ; quy trình định giá khoản nợ; quy trình bán đấu giá khoản nợ trong trường hợp tự đấu giá khoản nợ và quản trị rủi ro đối với hoạt động mua, bán nợ) trước thực hiện mua, bán nợ.
Thứ năm, tổ chức tín dụng mua nợ phải tuân thủ các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
Thứ sáu, tổ chức tín dụng không mua lại các khoản nợ mà tổ chức tín dụng đã bán.
Thứ bảy, tổ chức tín dụng không được bán nợ cho công ty con của chính tổ chức tín dụng đó, trừ trường hợp bán nợ cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của tổ chức tín dụng mẹ theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt.
Thứ tám, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản là công ty con của tổ chức tín dụng chỉ được mua nợ của tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi tổ chức tín dụng mẹ có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, trừ trường hợp mua nợ theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt.
Thứ chín, trường hợp tổ chức tín dụng bán một phần khoản nợ hoặc bán khoản nợ cho nhiều bên mua nợ, thì bên bán nợ và các bên mua nợ thoả thuận với nhau về tỷ lệ tham gia, phương thức thực hiện, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, phân chia giá trị tài sản đảm bảo (nếu có) cho phần nợ được mua, bán và các nội dung cụ thể khác tại hợp đồng mua, bán nợ đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
Thứ mười, các khoản nợ được tổ chức tín dụng mua, bán nợ phải được theo dõi, hạch toán kế toán và báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật.
(Căn cứ Điều 5 Thông tư 09/2015/TT-NHNN)
Theo quy định của pháp luật hiện nay, thì việc các tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động mua bán nợ sẽ thực hiện theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan.
Cụ thể điều kiện tổ chức tín dụng mua bán nợ trong trường hợp:
Thứ nhất, tổ chức tín dụng chỉ được mua nợ khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) chấp thuận hoạt động mua nợ tại Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, Giấy phép thành lập của chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là Giấy phép) và có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, trừ trường hợp mua nợ theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt. Trường hợp bán nợ thì không phải xin phép Ngân hàng Nhà nước.Thứ hai, việc mua nợ trong trường hợp tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính đang được kiểm soát đặc biệt. Cụ thể tại điểm g khoản 1 Điều 148b Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 17/2017/QH14) quy định như sau:
“1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ sau đây:
g) Mua nợ, trái phiếu doanh nghiệp do tổ chức tín dụng hỗ trợ nắm giữ đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;”
Thứ ba, đối với hoạt động bán nợ thì tổ chức tín dụng phải có điều kiện đó là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính đang được kiểm soát đặc biệt được áp dụng biện pháp hỗ trợ là bán nợ: “a) Bán nợ xấu không có tài sản bảo đảm hoặc nợ xấu có tài sản bảo đảm mà tài sản bảo đảm đang bị kê biên, tài sản bảo đảm không có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ cho tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng;” (điểm a khoản 1 Điều 148b Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 17/2017/QH14))
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-NHNN thì điều kiện để các khoản nợ được đem ra giao dịch mua, bán là:
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định về chuyển giao quyền và nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ
“1. Bên mua nợ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ của bên bán nợ kể từ thời điểm theo thỏa thuận tại hợp đồng mua, bán nợ.
2. Bên bán nợ chuyển giao quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ bao gồm cả quyền, nghĩa vụ đối với các biện pháp bảo đảm khoản nợ đó (nếu có). Việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ đối với các biện pháp bảo đảm của khoản nợ phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và các quy định khác có liên quan đến pháp luật. Việc thực hiện đăng ký thay đổi bên nhận đảm bảo theo quy định của pháp luật về giao dịch đảm bảo.
3. Bên mua nợ, bên nợ và bên bảo đảm có thể thỏa thuận việc điều chỉnh biện pháp bảo đảm đối với khoản nợ được mua, bán phù hợp quy định của pháp luật.”
Theo đó, khi bên tổ chức tín dụng mua nợ thì sẽ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ của bên bán nợ, tức sẽ có quyền sở hữu đối với khoản nợ đó do đó sẽ có quyền tiếp tục thu lãi từ hợp đồng vay.
Khoản 1 Điều 9 Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định:
“Đồng tiền sử dụng trong mua, bán nợ là đồng Việt Nam. Việc sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền thanh toán trong giao dịch mua, bán nợ chỉ được thực hiện trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán khoản nợ bằng ngoại tệ cho bên mua nợ là người không cư trú”
Có thể thấy, đồng tiền sử dụng trong mua, bán nợ là đồng Việt Nam.
Việc sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền thanh toán trong giao dịch mua, bán nợ chỉ được thực hiện trong trường hợp tổ chức tín dụng bán khoản nợ bằng ngoại tệ cho bên mua nợ là người không cư trú.
Trên đây là nội dung bài viết về Tổ chức tín dụng mua bán nợ. Hy vọng qua bài viết sẽ cung cấp cho quý bạn đọc thông tin hữu ích. Nếu quý bạn đọc còn có bất kỳ vấn đề nào vướng mắc liên quan đến tổ chức tín dụng mua bán nợ hay bất cứ vấn đề pháp lý nào hãy liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn. NPLaw chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp đất đai, hợp đồng, cung cấp dịch vụ luật sư, làm các thủ tục giấy phép con… Hỗ trợ khách hàng tối đa, trở thành một địa chỉ uy tín, đáng tin cậy của mọi cá nhân, tổ chức.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn