LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGĂN CHẶN HÀNH VI XUYÊN TẠC LỊCH SỬ VIỆT NAM?

Việt Nam luôn tự hào là một dân tộc với những trang sử hào hùng, vẻ vang được viết lên từ xương máu, sự hy sinh của toàn dân tộc. Qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước, nước ta đã cho thấy mình là quốc gia có truyền thống đoàn kết dân tộc vô cùng cao quý. Tuy nhiên, trong dòng chảy lịch sử nhân loại lại xuất hiện các thế lực thù địch có hành vi xuyên tạc lịch sử Việt Nam, nhằm để nhân dân ta nhận thức sai lệch về lịch sử, từ đó gây mất đoàn kết và mất lòng tin vào Đảng. Vậy nếu có hành vi xuyên tạc lịch sử Việt Nam thì sẽ bị xử lý như thế nào? Làm thế nào để ngăn chặn hành vi xuyên tạc lịch sử Việt Nam? Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng NPLaw tìm hiểu và làm rõ một số vấn đề liên quan đến hành vi này.

I. Tìm hiểu về hành vi xuyên tạc lịch sử Việt Nam

1. Ví dụ về hành vi xuyên tạc lịch sử Việt Nam

Mặc dù những chiến thắng lịch sử vẻ vang của dân tộc đã được ghi nhận và khẳng định, thế nhưng với dã tâm chống phá nước ta thì nhiều thế lực thù địch vẫn luôn có hành vi xuyên tạc lịch sử. Thủ đoạn thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau và thông thường là việc thổi phồng sự thật, phủ nhận lịch sử,....sau đó tuyên truyền rộng khắp trong và ngoài nước. Đa số thành phần mà những đối tượng này hướng tới là bộ phận quần chúng hay giới trẻ ít hiểu biết về lịch sử dân tộc, nhằm dấy lên sự hoài nghi với đường lối, chính sách của Đảng.                                                                                              Không khó để tìm thấy hành vi xuyên tạc lịch sử cả trong và ngoài nước, vì nó luôn nằm rải rác trên các trang mạng xã hội như Youtube, Twitter, Facebook,...Thông qua các hình thức bình luận theo chuyên đề, kể chuyện lịch sử, hội luận nhằm xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ dân tộc và vai trò lãnh đạo của Đảng hòng làm giảm lòng tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước. Điển hình là một luật sư tự xưng là “người yêu nước”, đồng thời là tác giả của cuốn sách “ Cách mạng trắng cho Việt Nam” đã có những phát ngôn trên kênh Youtube của mình với những luận điểm thể hiện sự bịa đặt, xuyên tạc lịch sử. Cụ thể ngày 26/08/2019, Y đã khẳng định rằng “ Từ năm 1954 Việt Nam có hai quốc gia, một quốc gia là Bắc Việt là Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và quốc gia phía Nam, Nam Việt là Việt Nam Cộng hoà. Hai quốc gia dầu cùng chung tiếng nói cùng chung lịch sử trong quá khứ, nhưng giai đoạn đó từ năm 1954 đến năm 1975, 21 năm trời là hai quốc gia khác nhau, hai thủ đô khác nhau, một thủ đô phía Nam là Sài Gòn, một thủ đô phía Bắc là Hà Nội giống y như nước Triều Tiên”. Cũng kể từ đó mà các thế lực thù địch đã dùng luận điểm này để tiếp tục xuyên tạc rằng cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là “ Quốc gia miền Bắc xâm lược quốc gia miền Nam”, là “ Nội chiến huynh đệ tương tàn”. Hơn nữa, chúng còn gọi ngày 30/4 là “Ngày mất nước” hay “Tháng tư đen”,...Những điều này là hoàn toàn trái với sự thật, bởi lẽ lịch sử đã cho thấy rằng cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta là nhằm giành lại độc lập cho toàn dân tộc. Chứ không hề có chuyện “nội chiến” giữa hai miền Nam và Bắc như những tuyên truyền kia. 

Điều này là một trong những ví dụ điển hình cho hành vi xuyên tạc lịch sử Việt Nam.

2. Xuyên tạc lịch sử Việt Nam bị xử lý như thế nào? 

Hành vi xuyên tạc lịch sử gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của đời sống xã hội nước ta. Do đó, hành vi xuyên tạc lịch sử Việt Nam có thể bị xử lý theo Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được quy định tại Điều 331 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Cụ thể như sau: 

Với khung hình phạt thứ nhất, tại Khoản 1 thì người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu đó là hành vi lợi dụng các quyền tự do ngôn luận; tự do báo chí; tự do tín ngưỡng; tôn giáo; tự do hội họp; lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Với khung phạt thứ hai, tại Khoản 2 thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 

Như vậy, đối với hành vi xuyên tạc lịch sử Việt Nam có thể bị kết tội về hình sự và phải chịu mức phạt tương ứng với tính chất nghiêm trọng của tội danh này gây ra. 

3. Ngăn chặn xuyên tạc lịch sử Việt Nam như thế nào?

Xuyên tạc lịch sử Việt Nam là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, chính vì vậy phải được loại trừ và ngăn chặn. Có thể thấy thì hầu hết các thủ đoạn chống phá thường diễn ra phổ biến thông qua các kênh truyền thông, mạng xã hội. Để ngăn chặn được hành vi này thì bên cạnh việc đưa ra những hình thức xử phạt đối với các hành vi phạm tội thì việc tuyên truyền, giáo dục đối với toàn dân là hết sức quan trọng.                                                                                        Theo đó, ngoài việc áp dụng biện pháp phổ biến tất cả các quy định pháp luật liên quan đến việc xử phạt những hành vi xuyên tạc lịch sử Việt Nam trong sử dụng mạng xã hội (những quy định của Bộ luật Hình sự 2015, Luật an ninh mạng 2018,...) rộng rãi cho cộng đồng thì cần phải tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho mọi thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ tại Việt Nam, nhằm hiểu hơn về lịch sử của nước ta. Đưa ra các cách thức nhận diện những hành vi có ý xuyên tạc lịch sử để từ đó phòng tránh, phản bác các luận điểm xuyên tạc, không mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước bởi những thông tin sai sự thật đó. 

II. Giải đáp những thắc mắc thường gặp

1. Phát hành phim có nội dung xuyên tạc lịch sử Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 11 Luật điện ảnh 2006 thì phát hành phim mà có nội dung xuyên tạc lịch sử là hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh. Do đó, nếu như cá nhân, tổ chức phát hành phim có nội dung xuyên tạc lịch sử Việt Nam thì sẽ được xem là vi phạm pháp luật. Đồng thời có thể cấu thành Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được quy định tại Điều 331 Bộ luật hình sự 2015.          Như vậy, phát hành phim có nội dung xuyên tạc lịch sử Việt Nam là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

2. Xuyên tạc lịch sử Việt Nam trên không gian mạng xã hội bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? 

Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 8 Luật an ninh mạng 2018 thì xuyên tạc lịch sử Việt Nam trên không gian mạng thuộc vào hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng. Theo đó, nếu vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 331 Bộ luật hình sự 2015 về Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.                                                                                  Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà hành vi này gây ra mà khung hình phạt sẽ được áp dụng tương ứng như đã được phân tích trước đó, bao gồm phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.


Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của NPLaw về hành vi xuyên tạc lịch sử Việt Nam, bao gồm ví dụ điển hình, trách nhiệm và một số biện pháp nhằm ngăn chặn hành vi này. Đồng thời giải đáp một số thắc mắc được NPLaw ghi nhận thường gặp trên thực tế. Nếu có thêm bất kì thắc mắc nào khác cần được tư vấn và hỗ trợ, vui lòng liên hệ

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp