Hiện nay vấn nạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản càng ngày trở nên phổ biến và ngày càng chuyên nghiệp và tinh vi hơn, các đối tượng phạm tội cũng càng ngày sử dụng nhiều thủ đoạn công nghệ cao và đặc biệt trong thời buổi mạng internet phát triển như hiện giờ thì thủ đoạn lừa đảo chiểm đoạt tài sản qua mạng trở thành vấn đề nan giải của người bị hại cũng như các cơ quan chức năng.
Cần làm gì để ngăn ngừa và giải quyết vấn nạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng.
Việc phát hiện và xử lý đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng trở nên khó khăn, dẫn tới tình trạng bỏ lọt tội phạm cũng như nếu không được xử lý thì các đối tượng phạm tội càng lộng hành và gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự xã hội, gây tâm lý hoang mang trong dư luận. Và để ngăn ngừa cũng như hạn chế việc xảy ra các tội phạm trên thì người dân nên cảnh giác với các hành vi phạm tội và nếu mình là nạn nhân thì cần phải xử lý tốt để hỗ trợ cơ quan điều tra xử lý. Bài viết sau đây sẽ góp một phần để giúp bạn đọc thực hiện tốt các công tác nêu trên.
Đây là 3 hành vi thường gặp mà Khách hàng có thể lưu ý, cụ thể:
Các đối tượng phạm tội sẽ tập trung vào mối quan hệ thân thiết để lừa đảo, cụ thể các đối tượng này sẽ thực hiện hành vi hack tài khoản Facebook, Zalo hoặc các tài khoản mạng xã hội khác và từ đó nhắn tin lừa gạt bạn bè, người thân của tài khoản bị hack bằng những yêu cầu như nạp card điện thoại giùm, chuyển khoản thanh toán giùm... Và các đối tượng này rất tinh vi khi nghiên cứu cách nhắn tin của nạn nhân và tài khoản bị hack để mô tả làm sao giống nhất có thể cũng như số tiền yêu cầu không quá lớn và như thế rất nhiều nạn nhân vì chủ quan đã bị lừa từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng.
Các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng phổ biến.
Đối với thủ đoạn này thì đối tượng phạm tội sẽ thực hiện các cuộc điện thoại và tự xưng là đại diện của các cơ quan chức năng như công an, tòa án, viện kiểm sát và hù dọa các nạn nhân về những hành vi phạm tội có thể bị xử lý hình sự khiến nạn nhân lo sợ và thực hiện theo hướng dẫn của đối tượng phạm tội, thủ đoạn thông thường nhất là yêu cầu nạn nhân cung cấp tài khoản ngân hàng, mã OTP để thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Thủ đoạn này có nhiều hình thức tinh vi và biến ảo liên tục, tuy nhiên thông thường được thể hiện qua hai cách thức chính như sau:
Về thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo rất tinh vi và không để lại dấu vết nhiều thì rất khó cho cơ quan điều tra để xử lý, do đó người dân cần bảo vệ chính bản thân mình với những lưu ý sau:
Cần làm gì để ngăn ngừa và giải quyết vấn nạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự hiện hành thì đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng sẽ phải chịu những hình phạt như sau:
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Do đó, đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng hoàn toàn có thể bị xử lý hình sự đối với các hành vi của mình. Vì thế, các nạn nhân cần thông báo nhanh chóng và kịp thời đến cơ quan công an để các tội phạm này được xử lý, góp phần hạn chế những hành vi lừa đảo nêu trên.
Trong trường hợp bạn đọc không may gặp phải các đối tượng lừa đảo nêu trên và bị chiếm đoạt một số tiền lớn thì bạn đọc có thể liên hệ Hãng luật NPLaw để được tư vấn hướng giải quyết, cách thức thu thập chứng cứ một cách đầy đủ để có căn cứ yêu cầu cơ quan công an giải quyết. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn