Người quản lý đất thờ cúng là ai theo quy định của pháp luật?

Việc để lại di sản thờ cúng đã được pháp luật điều chỉnh từ rất lâu ở Việt Nam bởi thờ cúng là một nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta, thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Vậy ngày nay, pháp luật quy định như thế nào về người quản lý đất thờ cúng? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Quy định của pháp luật về người quản lý đất thờ cúng

I/ Di sản dùng vào việc thờ cúng do người nào quản lý?

Có thể nói, việc có để lại di sản dùng vào việc thờ cúng hay không phụ thuộc vào ý chí của người để lại di sản và ý chí này phải được thể hiện trong di chúc và là một nội dung của di chúc. 

Theo đó, tại khoản 1 Điều 645 Bộ luật dân sự 2015 quy định người quản lý đất thờ cúng được xác định dựa trên hai căn cứ đó là theo sự chỉ định của người lập di chúc để lại di sản đó và theo thỏa thuận của những người thừa kế của người để lại di sản, cụ thể như sau:

Thứ nhất, theo sự chỉ định của người lập di chúc

“Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; 

nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng”

Như vậy, di sản dùng vào việc thờ cúng được để lại theo ý nguyện của người lập di chúc, di sản này không được chia mà được giao cho một người quản lý. Theo đó, người quản đất thờ cúng không được sử dụng di sản vào mục đích riêng và không có quyền định đoạt tài sản và phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

Trong trường hợp người được chỉ định thực hiện không đúng theo nội dung di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế sẽ giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý. Cách thức chuyển giao di sản cho người khác quản lý dùng vào việc thờ cúng theo thoả thuận của những người thừa kế thì người được chỉ định có nghĩa vụ quản lý di sản đó để dùng vào việc thờ cúng theo thoả thuận.

Thứ hai, theo sự thỏa thuận của những người thừa kế

“Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng”

Nếu người để lại di sản không chỉ định người quản lý đất thờ cúng thì những người thừa kế sẽ thỏa thuận với nhau để cử một người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng. Theo đó, trong trường hợp người lập di chúc tuy không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng nhưng trong di chúc vẫn xác định rõ dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng như một khoản tiền, một gian nhà… thì những người thừa kế vẫn phải cử một người để thực hiện nghĩa vụ quản lý di sản trên.

“Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật”.

Quy định này có thể được hiểu là những người thừa kế theo di chúc đã chết thì di sản dùng vào việc thờ cúng sẽ do người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người nằm trong diện thừa kế theo pháp luật.

II/ Quy định dành cho người được giao quản lý đất thờ cúng

Di sản dùng vào việc thờ cúng cũng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người quản lý đất thờ cúng, theo đó:

1. Quyền của người quản lý đất thờ cúng

Theo quy định của pháp luật thì người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng không có quyền sở hữu đối với di sản này mặc dù họ có thể thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng phần di sản này. Theo đó, trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

2. Quyền để lại di sản dùng vào việc thờ cúng

Theo quy định tại Điều 626 Bộ luật dân sự 2015 thì người lập di chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để thờ cúng. Như vậy theo quy định này thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng chỉ được đặt ra trong thừa kế theo di chúc còn trường hợp thừa kế theo pháp luật thì không đặt ra vấn đề này. Theo đó:

– Việc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng là do ý muốn của người lập di chúc, nếu trong di chúc người này thể hiện ý nguyện đó thì phải được tôn trọng.

– Phỏng đoán ý nguyện truyền thống của người để lại di sản thờ cúng là phần di sản phải được lưu giữ, truyền từ đời này qua đời khác, nên pháp luật tôn trọng và quy định phần di sản dùng vào việc thờ cúng không được chia thừa kế.

Quyền để lại di sản dùng vào việc thờ cúng

Tuy nhiên, pháp luật cũng phần nào hạn chế quyền định đoạt của người lập di chúc khi quy định trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Quy định này nhằm đảo bảo quyền lợi cho những người có quyền tài sản liên quan đến phần di sản của người chết. 

IV. Giải đáp thắc mắc về người quản lý đất thờ cúng

Dưới đây là những thắc mắc thường gặp về những quy định liên quan đến người quản lý đất thờ cúng:

1. Người được giao quản lý di sản thờ cúng không thực hiện đúng di chúc bị xử lý như thế nào

Theo quy định tại khoản 1 Điều 645 Bộ luật dân sự 2015 thì người được giao quản lý di sản thờ cúng để thực hiện nghĩa vụ thờ cúng theo sự định đoạt của người lập di chúc thì phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp không thực hiện đúng nội dung di chúc mà người để lại di sản yêu cầu thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng. Như vậy, nghĩa vụ của người có hành vi vi phạm nghĩa vụ thờ cúng sẽ chấm dứt.

2. Ai được đứng tên sổ đỏ đất thờ cúng

Người quản lý di sản thừa kế được xác lập dựa trên hai căn cứ đó là do người lập di chúc chỉ định hoặc do những người thừa kế chỉ định. Theo đó:

Trong trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản thừa kế để dùng vào mục đích thờ cúng, được thực hiện rõ trong nội dung di chúc hợp pháp thì thực hiện việc phân chia thừa kế theo ý nguyện của người để lại di sản. 

– Trường hợp người để lại di sản có định đoạt người quản lý di sản thì đối với phần đất được sử dụng vào mục đích thờ cúng sẽ do người được chỉ định trong di chúc quản lý.

– Trường hợp trong nội dung di chúc không chỉ định người quản lý đất thờ cúng hoặc người quản lý không thực hiện đúng di chúc thì những người thừa kế có thể chỉ định người quản lý.

Người đứng tên sổ đỏ đất thờ cúng là ai?

Trong trường hợp này thì những người thừa kế có thể thỏa thuận cử ra một người đại diện đứng tên sổ đỏ đất thờ cúng hoặc đề nghị về người quản lý di sản hoặc tất cả những người thừa kế đều cùng đứng tên trên sổ đỏ đất thờ cúng.

Trong trường hợp người chết không để lại di chúc thì việc một cá nhân có được đứng tên trên sổ đỏ đất thờ cúng hay không phụ thuộc vào sự thỏa thuận của những người thừa kế hợp pháp. Theo đó, những người thừa kế có quyền thỏa thuận cho một người đại diện đứng tên hoặc tất cả những người thừa kế cùng đứng tên là đồng sở hữu trên Sổ đỏ đối với phần đất thờ cúng này.

3. Người quản lý di sản thờ cúng có được bán di sản đó không?

Theo quy định của pháp luật thì mục đích của phần di sản dùng vào việc thờ cúng đó là thực hiện nghĩa vụ thờ cúng nên người quản lý di sản thờ cúng không có quyền bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với phần di sản này.

4. Nếu người quản lý đất thờ cúng chết thì đất thờ cúng dược xử lý như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 616 và Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 thì trường hợp người quản lý đất thờ cúng chết thì phần di sản này thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. 

Theo đó, những người thừa kế theo pháp luật có thể hiểu là những người thuộc hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp