Nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm là một trong những yếu tố cơ bản của thông tin sản phẩm. Với thời đại mà dịch bệnh ngày càng tăng cao, nhiều bệnh nguy hiểm đe dọa mạng sống con người ngày một nhiều thì nguồn gốc của sản phẩm cũng là một trong những thành phần được quan tâm đến. Tuy nhiên có nhiều nhà sản xuất cũng vì lợi ích trước mắt mà đã bán rẻ đi đạo đức thông qua việc đưa ra những hàng hóa không rõ nguồn gốc hoặc không đúng về nguồn gốc đó, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà kinh doanh khác.
Làm thế nào để hiểu rõ về nguồn gốc hàng hóa để tránh “tiền mất tật mang” đảm bảo được lợi ích cho bản thân cũng như người tiêu dùng. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm được người tiêu dùng xem là khu vực sản xuất, chế biến ra sản phẩm đó. Về bản chất thì nguồn gốc sẽ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về nơi sản xuất ra hàng hoá. Tuy nhiên nguồn gốc lại không có giá trị pháp lý, mà chỉ có giá trị thương mại mục đích để khẳng định nơi sản xuất hàng hoá thu hút người tiêu dùng.
Việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa cần thực hiện theo các thủ tục quy định tại Điều 16 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế, cụ thể như sau:
Nhiều người cho rằng buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ với buôn bán hàng nhập lậu là cùng một hành vi. Tuy nhiên đây là hai hành vi khác nhau được quy định tại những Điều luật riêng. Vậy khi nào hàng hóa được xem là không rõ nguồn gốc xuất xứ? Căn cứ vào khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định nhau sau:
Hành vi như thế nào thì bị xem là vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ? Nplaw xin gửi đến khách hàng những thông tin như sau:
Vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là việc vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nơi gia công. Hậu quả là hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ đã lưu thông trên thị trường và đến tay người tiêu dùng, làm giảm chất lượng cuộc sống và gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội.Vậy khi cận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc thì người vận chuyển bị xử lý vi phạm như thế nào? Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm nguồn gốc hàng hóa thì người kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, ngoài ra còn có hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật. Trường hợp hàng hóa vi phạm là sản phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường thì có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy. Như vậy theo pháp luật hiện hành thì chưa có chế tài đối với hành vi vận chuyển hàng hóa mà chỉ có chế tài đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc. Do đó nếu quý khách hàng nhận chở thuê hoặc làm thuê cho các doanh nghiệp có hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ khi bị cơ quan chức năng bắt giữ thì khách hàng cần chứng minh được những sản phẩm đó do mình chở thuê thông qua các loại giấy tờ như hợp đồng thuê hoặc một số loại giấy tờ khác mà khách hàng cho là cần thiết.
Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc là như thế nào? Việc kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc có bị xử phạt hay không? Hãy cùng Nplaw tìm hiểu những thông tin sau đây:
Từ quy định pháp luật về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa ta hiểu hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc như sau: đó là hành vi kinh doanh những loại hàng hóa mà trên bao bì sản phẩm không có nguồn gốc, hoặc không có các loại giấy tờ khác liên quan đến hàng hóa như chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng mua bán, hóa đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hơp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với các bên có liên quan.Người kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP với mức phạt tiền cao nhất lên đến 100 triệu đồng và bị buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường
Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa được thể hiện ở các thông tin sau:
Trên đây là những thông tin cơ bản về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Nếu cần tư vấn kĩ hơn hoặc cần tư vấn về những lĩnh vực pháp lý khác, hãy liên hệ với Nplaw – nơi có đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, những Luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ giúp quý khác hàng hài lòng nhất có thể.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn