I. Nhu cầu kinh doanh dịch vụ gia công sản phẩm công nghệ thông tin hiện nay
Xu hướng thuê ngoài dịch vụ công nghệ thông tin trong thời đại số.
Không chỉ đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài, các công ty trong nước cũng đang đẩy mạnh việc sử dụng dịch vụ gia công công nghệ thông tin để tối ưu hóa quy trình hoạt động và nâng cao hiệu suất kinh doanh. Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing) và các công nghệ mới khác đã mở ra nhiều cơ hội cho ngành gia công sản phẩm công nghệ thông tin tại Việt Nam. Ngoài ra, chính phủ cũng đang có nhiều chính sách hỗ trợ và thúc đẩy ngành công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phát triển bền vững. Việc kinh doanh dịch vụ gia công sản phẩm công nghệ thông tin không chỉ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, thu hút đầu tư mà còn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới.
Dịch vụ gia công sản phẩm công nghệ thông tin là hoạt động mà một doanh nghiệp thuê một đơn vị bên ngoài để thực hiện một phần hoặc toàn bộ quy trình phát triển, sản xuất, vận hành các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin, bao gồm:
(i) Gia công phần mềm: Lập trình, phát triển ứng dụng, thiết kế website, kiểm thử phần mềm.
(ii) Gia công phần cứng: Thiết kế, sản xuất linh kiện, thiết bị công nghệ.
(iii) Dịch vụ CNTT thuê ngoài: Quản trị hệ thống, bảo trì hạ tầng CNTT, hỗ trợ kỹ thuật..
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 13 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định ngành công nghệ thông tin là 1 trong những ngành nghề được nhà nước ưu tiên phát triển và hưởng nhiều chính sách ưu đãi về thuế, cụ thể là ngành nghề được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm.
Việc kinh doanh dịch vụ gia công sản phẩm công nghệ thông tin cần đáp ứng 06 điều kiện sau:
(1) Điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định khi thành lập công ty (khoản 34 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020).
Hiện nay Luật Doanh nghiệp không quy định mức vốn tối thiểu thành lập doanh nghiệp (ngoại trừ những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định). Tuy nhiên vốn điều lệ có thể hiểu là toàn bộ tài sản mà các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty góp vào vì vậy cần phải dựa vào tình hình thực tế và số vốn chắc chắn có thể góp để đăng ký mức vốn điều lệ cho phù hợp nhất.
Doanh nghiệp phải góp đủ số vốn điều lệ đăng ký trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quá thời hạn quy định và vẫn không góp đủ vốn điều lệ thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn, doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
(2) Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp (khoản 1, 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020)
Tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập, góp vốn thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ những trường hợp sau:
(3) Điều kiện ngành nghề kinh doanh
Doanh nghiệp được quyền đăng ký kinh doanh những ngành, nghề mà luật không cấm, nhưng các ngành nghề đó phải nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam hoặc phải được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật chuyên ngành.
Còn đối với những ngành, nghề có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện của từng ngành nghề theo quy định của pháp luật. Bạn có thể tra cứu danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020.
(4) Điều kiện về tên doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020
“1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.
2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Bên cạnh đó tên doanh nghiệp không được đặt trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn với những tên doanh nghiệp khác. Không được sử dụng tên của các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội để đặt tên cho doanh nghiệp mình.
(5) Điều kiện về trụ sở doanh nghiệp
Theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 6 Luật Nhà ở 2014, trụ sở chính của doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện sau:
(i) Trụ sở chính của doanh nghiệp phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có);
(ii) Địa chỉ cần phải xác định rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ, phố hoặc là thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
(iii) Không đặt trụ sở công ty tại địa chỉ là căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể.
(6) Điều kiện về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Căn cứ theo Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020, các điều kiện để một chủ thể có thể làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
(i) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải là cá nhân, từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật không nhất thiết phải là người góp vốn trong công ty.
(ii) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
(iii) Người đại diện theo pháp luật của công ty, doanh nghiệp có thể giữ các chức danh: Giám đốc/Tổng giám đốc, Chủ tịch công ty hay Chủ tịch HĐQT tùy theo loại hình doanh nghiệp đăng ký.
(iv) Nếu doanh nghiệp thuê người đại diện theo pháp luật thì phải có thêm hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm.
(v) Công ty TNHH, công ty cổ phần có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty công nghệ thông tin
Căn cứ từ Điều 21 đến 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ thành lập công ty công nghệ thông tin bao gồm:
(i) Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty thông tin.
(ii) Điều lệ công ty công nghệ thông tin.
(iii) Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh.
(iv) Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là người nước ngoài (nếu có) đối với công ty cổ phần.
(v) Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật, các thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập.
(vi) Bản sao hợp lệ của Quyết định thành lập công ty hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập là tổ chức.
(vii) Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của thành viên/chủ sở hữu là tổ chức.
(viii) Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.
(ix) Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu người đại diện pháp luật không trực tiếp nộp hồ sơ).
Bước 2: Nộp hồ sơ đến Sở Kế hoạch và Đầu tư
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp công nghệ thông tin theo 1 trong 2 cách sau:
Cách 1: Nộp trực tiếp tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Cách 2: Gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 3: Nhận kết quả
Căn cứ theo Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trong vòng từ 3-5 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện kiểm tra hồ sơ và trả kết quả:
Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Nếu hồ sơ không hợp lệ Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo bằng văn bản yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung và thực hiện nộp lại theo quy trình trước đó.
Bước 4: Đăng công bố trên Cổng thông tin quốc gia
Căn cứ theo Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020, trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty công nghệ thông tin phải đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã ký kết các thỏa thuận về dịch vụ trong Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ. Theo đó, dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan khác (CPC 841-845, CPC 849) không bị hạn chế cung cấp qua biên giới và tiêu dùng ở nước ngoài. Về sự hiện diện thương mại: “Trong vòng 2 năm kể từ ngày gia nhập WTO, các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Sau 3 năm kể từ khi gia nhập, cho phép thành lập chi nhánh” và trưởng chi nhánh phải là người thường trú tại Việt Nam.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam, bao gồm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Ngành dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan khác (CPC 841-845, CPC 849) không thuộc danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, theo Phụ lục I Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Do đó, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được phép kinh doanh dịch vụ gia công sản phẩm công nghệ thông tin tại Việt Nam.
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 08/2022/TT-BTTTT có quy định các ngành gần đào tạo về công nghệ thông tin bao gồm:
- Điện tử - Viễn thông;
- Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông;
- Kỹ thuật điện tử;
- Kỹ thuật viễn thông;
- Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử;
- Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông;
- Hệ thống thông tin quản lý;
- Kỹ thuật điện tử - viễn thông;
- Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa;
- Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa;
- Cơ sở toán học cho tin học.
Theo đó, các ngành nghề này được quy định theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 08/2022/TT-BTTTT có quy định về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của viên chức công nghệ thông tin hạng 3 như sau:
(a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên các ngành đào tạo về công nghệ thông tin hoặc các ngành gần đào tạo về công nghệ thông tin;
(b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin.
Như vậy người có bằng đại học các ngành gần đào tạo về công nghệ thông tin còn phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin. Việc có bằng đại học là yếu tố bắt buộc đối với nhân viên công ty kinh doanh dịch vụ gia công sản phẩm công nghệ thông tin.
Căn cứ theo Mục 127 Phụ lục IV Luật đầu tư 2020 quy định về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, kinh doanh dịch vụ gia công sản phẩm công nghệ thông tin được liệt kê là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Hợp đồng gia công sản phẩm với đối tác nước ngoài không chỉ giúp xác định rõ các điều khoản về số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng mà còn quy định trách nhiệm khi xảy ra tranh chấp. Việc ký kết hợp đồng giúp doanh nghiệp tránh rủi ro pháp lý, đảm bảo quyền lợi và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Điều 179 Luật thương mại 2005, hợp đồng gia công được pháp luật quy định phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Vì thế, khi thực hiện dịch vụ gia công sản phẩm với đối tác nước ngoài, việc ký kết hợp đồng là bắt buộc để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện liên quan đến dịch vụ gia công sản phẩm công nghệ thông tin, bao gồm:
Để biết thêm chi tiết và được tư vấn pháp lý cụ thể, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn nhanh chóng trong mọi vấn đề pháp lý liên quan đến dịch vụ gia công sản phẩm công nghệ thông tin.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn