Phá thai trái phép bị xử lý thế nào theo quy định của pháp luật

Phá thai hay nạo thai là hình thức nhằm hủy bỏ thai nhi của người phụ nữ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc phá thai. Đặc biệt là tỷ lệ phá thai trái phép ở những cơ sở không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đang ngày càng gia tăng. Việc làm này ảnh hưởng tới rất nhiều tới sức khỏe, tính mạng của người mẹ và đạo đức xã hội. Chính vì vậy mà pháp luật đã đưa ra những quy định và xử phạt đối với hành vi phá thai trái phép. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về tội phá thai trái phép theo quy định của pháp luật hiện hành.

I. Thế nào là phá thai trái phép 

Có thể hiểu đơn giản thì phá thai trái phép là hành vi của một người thực hiện việc phá thai cho người khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Việc phá thai trái phép gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và thậm chí có thể là gây thiệt mạng. 

II. Quy định về tội phá thai trái phép 

Bộ Luật Hình sự 2015 đã quy định rất rõ về tội phá thai trái phép tại điều 316. Trong đó phải nói đến một số dấu hiệu pháp lý sau: 

  • Khách thể của tội phá thai trái phép là hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác. 
  • Mặt khách quan của tội phạm này là các hành vi phá thai ( nạo thai) trái phép cho người khác. Hay hiểu đơn giản thì người thực hiện hành vi này không được cơ quan y tế có thẩm quyền cho phép như là: mở trung tâm nạo, hút thai chui không đăng ký, không có giấy phép hành nghề, không có bằng cấp, không có chuyên môn… 
  • Chủ thể của tội phá thai trái phép là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. 
  • Mặt chủ quan thì người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. 
  • Hậu quả là yếu tố cấu thành bắt buộc của tội phạm. Và đối với tội phá thai trái phép thì tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc một trong những trường hợp sau: 
  • Làm chết người
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng  tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121% ;
  • Đã bị xử lý kỷ luật , xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

III. Xử phạt đối với tội phá thai trái phép 

Tại điều 316 Bộ luật Hình sự 2015 đã quy định rất rõ về vấn đề xử phạt đối với phá thai trái phép. Luật hiện hành quy định có 4 mức xử phạt đối với tội phá thai trái phép như sau: 

  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 3 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau: 
  • Làm chết người;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
  • Phạt tù từ 3 năm đến 7 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau: 
  •  Làm chết 02 người;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.
  • Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau: 
  •  Làm chết 03 người trở lên;
  •  Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.
  • Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. 

IV. Giải đáp một số thắc mắc liên quan 

Tuy pháp luật đã quy định rõ ràng về tội phá thai trái phép cũng như mức xử phạt. Nhưng trên thực tế vẫn có một số trường hợp gây khó khăn trong việc áp dụng. 

1. Chưa đủ 18 tuổi có phá thai được không? 

Người chưa thành niên theo quy định tại khoản 1 điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 là người chưa đủ 18 tuổi. Như vậy theo điểm a khoản 1 điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 thì người chưa thành niên sẽ có người giám hộ đương nhiên. 

Như vậy đối với người chưa đủ 18 tuổi nếu phá thai thì cần phải có sự đồng ý của người giám hộ.

2. Việc tới phá thai trái phép ở các phòng khám 'chui' có vi phạm pháp luật hình sự không?

Như đã đề cập ở trên quy định tại điều 316 Bộ luật Hình sự 2015 thì việc phá thai trái phép là việc người khác thực hiện hành vi phá thai mà không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. 

Nếu việc phá thai trái phép ở các phòng khám “chui”, không rõ lai lịch để phá thai và xảy ra tình huống không may. Việc phá thai này gây tổn hại tới cơ thể theo tỷ lệ pháp luật quy định thì người đã thực hiện hành vi phá thai trái phép sẽ bị chịu trách nhiệm hình sự. 

3. Ép buộc người yêu phá thai vì không phải con trai bị phạt bao nhiêu tiền? 

Nghị định 117/2020/NĐ-CP đã quy định tại điều 100 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực dân số về hành vi loại bỏ thai nhi do lý do lựa chọn giới tính thì có thể bị xử phạt hành chính. 

Đối với hành vi cưỡng ép phá thai với lý do lựa chọn giới tính thì có thể bị xử phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đồng. Ngoài ra còn có thể bị phạt hành chính từ 5 triệu đồng đến 12 triệu đồng tùy theo mức độ ép buộc người khác phá thai vì lựa chọn giới tính. 

4. Bác sĩ đồng ý phá thai vì lý do giới tính bị xử phạt thế nào? 

Cũng theo quy định tại khoản 7 điều 100 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì người có hành vi phá thai là bác sĩ, dược sĩ thì sẽ bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 3 tháng đến 6 tháng. 

Đối với bác sĩ trực tiếp phá thai cho người mang thai mà biết rõ người mang thai muốn loại bỏ thai nhi đó là lý do giới tính thì bác sĩ có hành vi đó sẽ bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Ngoài ra bác sĩ có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 6 tháng đến 12 tháng. 

5. Khi nào được phép nạo, phá thai?

Trong Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản Ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2020 đã quy định ở trong Phần 8 về việc nạo phá thai. Theo đó thì phụ nữ mang thai chỉ được phép nạo, phá thai cho đến khi thai đủ 22 tuần tuổi. 

Văn bản cũng nêu 2 phương pháp phá thai từ tuần 13 đến hết 22 tuần. 

  • Phương pháp sử dụng thuốc: đối với thai từ tuần 13 đến hết 22 tuần
  • Phương pháp nong và gắp ( không khuyến khích phương pháp này): đây là phương pháp sử dụng bơm hút chân không và kẹp gắp thai sau khi cổ tử cung đã được chuẩn bị bằng misoporol. Phương pháp này được áp dụng đối với thai từ tuần 13 đến hết 18 tuần. 

Ngoài văn bản trên thì hiện tại chưa có văn bản nào quy định cụ thể về việc cấm nạo, phá thai ở phụ nữ. Việc phá thai vô cùng nguy hiểm và gây ảnh hưởng tới sức khỏe do đó các vấn đề pháp lý liên quan tới vấn đề này vẫn được xã hội và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quan tâm và điều chỉnh. 


Trên đây là những thông tin về quy định tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự mà các bạn cần lưu ý. Để có thể hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật về vấn đề tạm giam, khách hàng có thể liên hệ NPLaw để được nhận dịch vụ pháp lý uy tín, nhanh chóng và hiệu quả. 

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan