“Quan hệ ngoại tình”, “ăn bánh trả tiền”,... những cụm từ này không còn mấy xa lạ với xã hội ngày nay. Mỗi ngày hàng ngàn đơn xin ly hôn nộp về tòa án, đâu đó trong số những hồ sơ xin ly hôn mà lý do là vì vợ hoặc chồng ngoại tình. Vậy quan hệ ngoại tình là gì? Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về quan hệ ngoại tình? Cùng NPLAW tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì chế độ một vợ một chồng là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình. Hành vi vợ hoặc chồng dù đã kết hôn nhưng vẫn có hành vi quan hệ lén lút, qua lại với người khác hoặc chung sống như vợ chồng với người khác thì được xem là quan hệ ngoại tình. Hiểu nôm na quan hệ ngoài tình là việc một người đã kết hôn có hành vi tình dục với người khác không phải là người vợ/chồng hợp pháp của họ.
Hiện nay không thể phủ nhận việc bình đẳng giới dẫn đến con người tự do và thoải mái trong việc lựa chọn tình cảm, sống theo cảm xúc của bản thân. Tuy nhiên xã hội hiện đại, việc gặp gỡ, tiếp xúc nhiều đối tượng khác nhau dẫn đến có nhiều lựa chọn chi phối cảm xúc. Việc tự do quá mức trong tình cảm dẫn đến một số vợ/chồng đã bước chân vào cuộc sống hôn nhân nhưng lại cảm thấy bạn đời của mình không còn mới mẻ, thú vị như trước dẫn đến nhàm chán và bắt đầu tìm kiếm những mối quan hệ ngoài luồng, còn gọi là quan hệ ngoại tình.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí AARP, 46% nam giới thừa nhận từng lừa dối bạn đời trong quá khứ. Trong khi đó, con số này ở phụ nữ chỉ là 21%.
Sử dụng dữ liệu từ Khảo sát xã hội vào năm 2017, IFS cho biết 20% nam giới và 13% phụ nữ thừa nhận họ đã từng quan hệ tình dục với người khác không phải là vợ/chồng của mình. Nhưng trong số những người từ 50 đến 69 tuổi, có khoảng 24% nam giới ngoại tình, so với 16% ở nữ giới. Ở độ tuổi 70 đến 79, con số này ở nam giới tăng lên 26%, trong khi phụ nữ giảm còn 13%.
Thực trạng cho thấy hằng ngày các trang mạng xã hội đưa tin rất nhiều về các vụ việc đánh ghen, ngoại tình.
Theo Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng thì người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Đồng thời, ngoại tình được xem là hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng được pháp luật Hôn nhân và gia đình bảo vệ, nó thuộc một trong các hành vi bị cấm tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Như vậy, từ những quy định trên cho thấy ngoại tình là hành vi vi phạm pháp luật.
Quan hệ ngoại tình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã ban hành ngày 15/07/2020, cụ thể người vi phạm quy định về chế độ hôn nhân một vợ, một chồng thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Người ngoại tình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:
Thứ nhất, bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm đối với người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Thứ hai, bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với một trong các hành vi phạm tội sau:
Như vậy, người có hành vi quan hệ ngoại tình, tức là một trong các hành vi được xem là vi phạm chế độ một vợ một chồng mà pháp luật hôn nhân và gia đình đang bảo vệ thì có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí chịu trách nhiệm hình sự, tùy vào mức độ và tính chất của hành vi vi phạm mà sẽ chịu mức xử lý khác nhau.
Theo Điều 93 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về chứng cứ như sau: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.”
Như vậy, bằng chứng chứng minh vợ hoặc chồng ngoại tình được xem như chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được, sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Bằng chứng quan hệ ngoại tình
Cụ thể, bằng chứng ngoại tình là các chứng cứ chứng minh một người có mối quan hệ tình cảm trái pháp luật với người thứ ba. Một số bằng chứng thể hiện hành vi ngoại tình như sau:
- Tin nhắn; hình ảnh; băng ghi âm; ghi hình cho thấy có dấu hiệu ngoại tình. Những tin nhắn; hình ảnh này phải là những tin nhắn do chính người thực hiện hành vi ngoại tình nhắn tin và các hình ảnh phải là hình ảnh chụp lại cử chỉ thân mật; vượt quá giới hạn của người có hành vi ngoại tình và người tình của họ.
- Chứng cứ về việc chồng/ vợ có con riêng với người thứ ba thông qua biện pháp xác định quan hệ huyết thống: giám định ADN,...
- Lời khai của người có hành vi ngoại tình
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định thì: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Thủ tục ly hôn khi vợ hoặc chồng có quan hệ ngoại tình
Thủ tục ly hôn gồm các bước:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đẩy đủ hồ sơ, nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân quận/ huyện nơi bị đơn, tức là vợ hoặc chồng có quan hệ ngoại tình cư trú, làm việc theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, trường hợp đơn phương ly hôn.
Bước 3: Giải quyết - Tòa án thụ lý và tiến hành giải quyết. Thông thường thời gian giải quyết đơn phương ly hôn cần ít nhất 04 tháng, tuy nhiên trên thực tế có nhiều vụ phức tạp sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Bước 4: Ra bản án ly hôn - Sau khi hòa giải không thành và xét thấy có đủ điều kiện ly hôn, Tòa sẽ ra bản án ly hôn để chấm dứt quan hệ hôn nhân.
Căn cứ điểm a, b, c khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì hành vi ngoại tình với người đã có gia đình bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà hành vi này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Đảng viên ngoại tình thì có bị khai trừ khỏi Đảng không?
Căn cứ tại khoản 8 Điều 17 Hướng dẫn 03-HD/UBKTTW 2012 thực hiện Quy định 47-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm do Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành ngày 15/03/2012 quy định hành vi chưa có vợ, có chồng, đang có vợ, có chồng mà sống chung hoặc quan hệ như vợ chồng với người khác là hành vi Đảng viên không được làm.
Do đó, theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 51 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành 06/07/2022, Đảng viên vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, gây dư luận xấu trong xã hội thì sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
Như vậy, theo quy định trên, Đảng viên nếu có hành vi ngoại tình sẽ bị khai trừ khỏi Đảng. Đồng thời, tùy theo mức độ của hành vi, Đảng viên vi phạm còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy về việc xác định cha, mẹ như sau:
Đối với, trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Như vậy, khi người phụ nữ có con với người khác không phải là chồng nhưng đứa trẻ lại được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân thì đứa trẻ được xác định là con chung của vợ chồng.
Căn cứ Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:
Như vậy, dựa vào quy định trên, chồng muốn khởi kiện vợ và nhân tình thì phải chứng minh được vợ ngoại tình, tức là đang chung sống như vợ chồng với người khác, và hành vi này dẫn đến việc vợ đòi ly hôn. Nếu chứng minh được đây là hành vi, lý do chính dẫn đến quan hệ hôn nhân tan vỡ, ly hôn thì người chồng có quyền khởi kiện vợ và nhân tình của vợ về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng.
Nếu có quan hệ sống chung như vợ chồng nhưng chưa đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự thì hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
Theo nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì ưu tiên việc thỏa thuận giữa vợ, chồng. Nếu không có thỏa thuận theo nguyên tắc tài sản được chia đôi. Tuy nhiên, nguyên tắc chia đôi tài sản còn dựa và các yếu tố như: hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Như vậy, mặc dù tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi nhưng có tính đến yếu tố lỗi của mỗi bên vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng thì tòa sẽ căn cứ vào việc chồng ngoại tình để chia tài sản một cách công bằng và đúng pháp luật.
Với kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực pháp lý, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLAW) là một trong những công ty Luật uy tín, cam kết tư vấn, giải quyết nhanh chóng kịp thời, chất lượng dịch vụ tốt với mức phí phù hợp. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, làm việc tận tâm, nhiệt tình, giúp bạn đưa ra được cách giải quyết tốt nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.
Bạn cần luật sư cố vấn, bào chữa, giải quyết các vấn đề pháp lý, đặc biệt tư vấn về hôn nhân về ngoại tình và chia tài sản, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng, liên hệ ngay với NPLAW theo thông tin sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn