PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH GÌ VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Tranh chấp đất đai ngày càng phổ biến và phức tạp, đặc biệt đối với tranh chấp đất đai có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Có khá nhiều câu hỏi phổ biến xoay quanh vấn đề này, nhiều quy định ràng buộc và hướng dẫn giải quyết. Hãy cùng NPLAW giải đáp các vấn đề đó thông qua bài viết dưới đây nhé!

/upload/images/tranh-chap-dat-dai/tranh-chap-dat-dai-co-giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat-min.png

 

I. Tranh chấp đất đai có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

Căn cứ khoản 16, khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 có thể hiểu rằng: Tranh chấp đất đai có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai, trong đó quyền sử dụng đất của người có quyền sử dụng đất đã được Nhà nước xác nhận thông qua Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Hòa giải tranh chấp đất đai mấy lần theo QĐ 2022?

- Tranh chấp đất đai có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bắt buộc phải hòa giải không?

Theo khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định rằng nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Đồng thời tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP có quy định:

2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Như vậy từ các quy định trên cho thấy đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất thì bắt buộc phải hòa giải, còn các tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng  đất thì không bắt buộc phải hòa giải.

II. Các trường hợp tranh chấp đất đai có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Dựa vào khái niệm, đặc điểm, tính chất của tranh chấp đất đai có thể chia tranh chấp đất đai có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thành 3 trường hợp như sau: 

  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất:

+ Tranh chấp về quyền sử dụng đất là tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác.

+ Tranh chấp đòi lại đất: đây là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ.

  • Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất mang bản chất là tranh chấp về hợp đồng dân sự. Tranh chấp này có thể là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, công nhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu… Một loại tranh chấp khác cũng thuộc dạng này đó là tranh chấp về mục đích sử dụng đất.
  • Tranh chấp liên quan đến đất:

+ Tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn

+ Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.

Như vậy có 03 trường hợp tranh chấp đất đai có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là: Tranh chấp về quyền sử dụng đất; tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất và tranh chấp liên quan đến đất.

III. Quy định về tranh chấp đất đai có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định rằng nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Tuy nhiên, đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất thì bắt buộc phải hòa giải, còn các tranh chấp đất đai khác thì không bắt buộc hòa giải theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP.

Trường hợp tranh chấp đất đai có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hòa giải không thành thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp do Tòa án nhân dân giải quyết theo khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013. 

IV. Giải quyết tranh chấp đất đai có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất

Giải quyết tranh chấp đất đai có Giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Hòa giải tranh chấp đất đai

Các bên thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai theo Điều 202 Luật Đất đai 2013:

  • Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
  • Trường hợp hòa giải không thành thì có thể khởi kiện tại Tòa án theo khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ gồm:

  • Đơn khởi kiện theo mẫu.
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.
  • Biên bản hòa giải có chứng nhận của Ủy ban nhân dân xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.
  • Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.
  • Sổ hộ khẩu.

Bước 3: Nộp hồ sơ

Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai có thể nộp theo 1 trong 3 hình thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 4: Thụ lý và giải quyết

  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì được yêu cầu sửa đổi, bổ sung theo khoản 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
  • Nếu hồ sơ đầy đủ hợp lệ thì Tòa thụ vụ án và thông báo làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí theo Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

V. Giải đáp các thắc mắc về tranh chấp đất đai có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giải đáp thắc mắc-phần 1/n

5.1. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có tranh chấp đất đai có được không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 100 Luật Đất đai 2013 như sau: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013 mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

Đồng thời tại khoản 1, 2 Điều 101 Luật Đất đai 2013 quy định:

  • Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật đất đai có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
  • Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Như vậy, chỉ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có căn cứ xác nhận là đất không có tranh chấp.

5.2. Có được gửi hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án được không?

Theo khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai có thể nộp theo 1 trong 3 hình thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Theo đó, có thể gửi hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

5.3. Cơ quan nào giải quyết tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận?

Căn cứ khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Đồng thời, trường hợp tranh chấp đất đai có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hòa giải không thành thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp do Tòa án nhân dân giải quyết theo khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013. 

Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã và Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp chấp đất đai có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

VI. Tại sao nên tìm luật sư tư vấn tranh chấp đất đai có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Để tham gia giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần có sự am hiểu nhất định, kinh nghiệm phong phú và phải đáp ứng được các quy định của pháp luật đối với lĩnh vực đất đai. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý, Công ty Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLAW) là một trong những công ty Luật uy tín, cam kết tư vấn, giải quyết nhanh chóng kịp thời, chất lượng dịch vụ tốt với mức phí phù hợp. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, làm việc tận tâm, nhiệt tình, giúp bạn đưa ra được cách giải quyết tốt nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. 

Bạn cần luật sư tư vấn, tham mưu, giải quyết các vấn đề pháp lý. Bạn hoàn toàn có thể tin tưởng, liên hệ ngay với NPLAW theo thông tin sau:

Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Website: nplaw.vn


 

 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp