Pháp luật quy định như thế nào về hợp đồng dân sự?

Hợp đồng dân sự được xem như một phương tiện để các bên thiết lập mối quan hệ nhằm đáp ứng những nhu cầu cần thiết của nhau. Chính vì vậy mà hợp đồng dân sự sẽ chứa đựng nhiều quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Hai yếu tố này không tự nhiên phát sinh mà phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên tham gia vào hợp đồng. Sự thỏa thuận không chỉ thỏa mãn đòi hỏi của mỗi bên mà còn phải phù hợp với quy định của pháp luật. Để hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến hợp đồng dân sự, NPLaw sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin qua bài viết dưới đây.

I. Hợp đồng dân sự là gì?

Theo Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 quy định, hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Theo khái niệm này, hợp đồng dân sự không chỉ thỏa thuận về giai đoạn khi một bên chuyển giao tài sản hay thực hiện một công việc cho bên còn lại mà gắn liền với cả quá trình từ lúc thiết lập, thay đổi đến lúc chấm dứt hợp đồng. Sự tồn tại của hợp đồng dân sự giúp cho các bên trong quan hệ dân sự biết rõ về nghĩa vụ phải thực hiện, phạm vi quyền lợi được hưởng, đồng thời giảm thiểu những tranh chấp phát sinh. Bởi hợp đồng được xây dựng từ ý chí của các bên. Từ đó, ta có thể thấy tầm quan trọng của hợp đồng dân sự trong các giao dịch dân sự.

Mặc dù có nhiều đặc điểm để nhận biết một hợp đồng dân sự, tuy nhiên, với nhiều điểm tương đồng, hợp đồng dân sự đôi khi bị nhầm lẫn với hợp đồng thương mại. Sau đây, NPLaw sẽ giúp các bạn phân biệt hai loại hợp đồng này với nhau.

Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại

Tiêu chí

Hợp đồng dân sự

Hợp đồng thương mại

Khái niệm

Là các loại hợp đồng thông thường phát sinh trong các quan hệ dân sự được điều chỉnh bởi Bộ Luật Dân sự.

Là hợp đồng phát sinh trong hoạt động thương mại. Đó là các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác do thương nhân thực hiện và được điều chỉnh bởi Luật Thương mại.

Chủ thể giao kết hợp đồng

Chủ thể là các cá nhân, tổ chức (có thể là thương nhân hoặc không).

Ít nhất một bên chủ thể phải là thương nhân.

Mục đích của hợp đồng

Tiêu dùng, có thể có mục đích sinh lợi hoặc không.

Mục đích sinh lợi

Hình thức giao kết hợp đồng

Thường được giao kết bằng miệng, cũng có một số giao dịch dân sự yêu cầu bắt buộc phải bằng văn bản và có công chứng như hợp đồng mua bán nhà đất.

Thường được giao kết bằng văn bản và được công chứng, cũng có một số hợp đồng cũng được thực hiện bằng lời nói, hành vi.

Cơ quan giải quyết tranh chấp

Tòa án

Các bên có thể lựa chọn tòa án hoặc trọng tài thương mại.

Mức phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

  • Mức phạt vi phạm hợp đồng dân sự do các bên tự thoả thuận và không bị giới hạn về mức phạt.
  • Việc bồi thường thiệt hại sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 13 và Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015.
  • Mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại các bên được thoả thuận nhưng không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp hợp đồng dịch vụ giám định.
  • Việc bồi thường thiệt hại sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 302 Luật Thương mại 2005.

Pháp luật điều chỉnh

Bộ luật dân sự

Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Bộ luật dân sự.

Nội dung hợp đồng

Có các điều khoản cơ bản như: đối tượng hợp đồng, số lượng, chất lượng, giá, phương thức thanh toán, thời hạn địa điểm phương thức thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên, …

Bên cạnh các điều khoản cơ bản, hợp đồng thương mại có một số điều khoản bắt buộc khác như các điều khoản quy định về việc vận chuyển hàng hóa, điều khoản về bảo hiểm,…

Hợp đồng dân sự được phân thành nhiều loại khác nhau với những đặc trưng riêng biệt, nhằm đáp ứng nhu cầu thỏa thuận của các bên trong giao dịch dân sự.

II. Các loại hình thức hợp đồng dân sự

Theo Điều 402 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng dân sự bao gồm các loại chủ yếu sau đây:

  • Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
  • Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
  • Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
  • Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
  • Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
  • Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

Vậy dựa vào những đặc điểm nổi bật nào để có thể nhận biết được một hợp đồng dân sự?

III. Đặc điểm của hợp đồng dân sự

Căn cứ vào khái niệm hợp đồng dân sự, có thể thấy hợp đồng dân sự bao gồm các đặc điểm sau: 

  • Thứ nhất, hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên, nhưng là sự thỏa thuận thống nhất ý chí và ý chí đó phải tự nguyện, bình đẳng, phù hợp với ý chí của Nhà nước.
  • Thứ hai, hợp đồng dân sự là một sự kiện pháp lý làm phát sinh hậu quả pháp lý: Xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể.
  • Thứ ba, nội dung của hợp đồng dân sự là quyền và nghĩa vụ mà các bên chủ thể quy định cho nhau phải thực hiện.
  • Thứ tư, mục đích của hợp đồng dân sự là lợi ích hợp pháp, không trái đạo đức xã hội mà các bên cùng hướng tới thì hợp đồng dân sự mới phát sinh hiệu lực, qua đó quyền và nghĩa vụ của các bên mới có thể thực hiện được trên thực tế.

Có thể thấy, nội dung là phần chủ yếu thể hiện đặc trưng của hợp đồng dân sự. Đề cao sự tự nguyện và bình đẳng thỏa thuận nên Bộ luật dân sự không ràng buộc một nội dung nào phải có trong hợp đồng dân sự.

IV. Hợp đồng dân sự gồm những nội dung gì?

Theo Điều 398 Bộ luật dân sự 2015, các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung. Nội dung đó có thể là:

  • Đối tượng của hợp đồng;
  • Số lượng, chất lượng;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Phương thức giải quyết tranh chấp.

Bên cạnh các nội dung cơ bản trên, NPLaw sẽ cung cấp cho các bạn một số giải đáp những câu hỏi thường gặp về hợp đồng dân sự.

V. Các câu hỏi thường gặp về hợp đồng dân sự

1. Hợp đồng dân sự là hợp đồng song vụ, phải không?

Hợp đồng dân sự không hẳn là hợp đồng song vụ. Theo Điều 402 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng song vụ được coi là một loại hợp đồng dân sự. Còn hợp đồng dân sự thì có thể là hợp đồng song vụ, đơn vụ, hoặc các loại khác.

2. Hợp đồng dân sự có hiệu lực khi nào?

Theo Khoản 1 Điều 401 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng dân sự được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

3. Đối với các loại hợp đồng dân sự mà không phải hợp đồng tín dụng thì có được áp dụng thời hiệu khởi kiện 03 năm hay không?

Theo Điều 429 Bộ luật dân sự 2015 quy định thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Như vậy, đối với các loại hợp đồng dân sự mà không phải hợp đồng tín dụng thì vẫn được áp dụng thời hiệu khởi kiện 03 năm.

VI. Luật sư tư vấn về hợp đồng dân sự

Hiện nay có khá nhiều các công ty luật và văn phòng luật sư uy tín hỗ trợ khách hàng trong việc tư vấn để xác lập, thay đổi hay chấm dứt một hợp đồng dân sự. Trong đó, hãng luật NPLaw cũng cam kết hỗ trợ cho khách hàng một cách nhiệt tình nhất về vấn đề trên, bên cạnh đó khi hợp đồng phát sinh tranh chấp, NPLaw có thể hỗ trợ các bạn giải quyết. Với kinh nghiệm tư vấn và tiếp cận vụ việc thực tiễn qua nhiều năm, NPLaw tự tin có thể đồng hành cùng các bạn.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp