PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO VỀ TỘI LOẠN LUÂN

Gần đây có rất nhiều vụ việc về trường hợp những đứa trẻ bị chính những người thân trong gia đình như bố, ông nội,… có hành vi không đúng chuẩn mực xã hội như: quan hệ tình dục, cưỡng ép các bé thực hiện các hành vi trái luân thường đạo lý. Vậy những trường hợp này sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào? Đây có phải là tội loạn luân? Hãy cùng NPLAW tìm hiểu nhé.

 I. Tội loạn luân là gì

Theo quy định tại Điều 184 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì người nào có hành vi giao cấu với người khác mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân.

Tội loạn luân xâm phạm nghiêm trọng đến mặt đạo đức xã hội, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của một xã hội văn minh, lành mạnh.

1. So sánh tội loạn luân với tội hiếp dâm có tính chất loạn luân

Để làm rõ dấu hiệu tội loạn luân, thì sau đây NP LAW sẽ so sánh tội loạn luân và tội hiếp dâm có tính chất loạn luân.

Giống nhau: 

- Xét về yếu tố lỗi thì cả hai tội đều là lỗi cố ý.

- Về chủ thể: chủ thể có năng lực chịu trách nhiệm hình sự về tội mà mình đã gây ra, đủ độ tuổi theo quy định pháp luật. Có quan hệ huyết thống với người bị hại.

- Đối tượng: Là những người cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

Tuy nhiên, cả hai đều có sự khác nhau, cụ thể:

Nội dung

Tội loạn luân

Tội hiếp dâm có tính chất loạn luân

Cơ sở pháp lý

Điều 184 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

điểm e khoản 2 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Khái niệm

Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, mà người bị hại là người có dòng máu trực hệ với người phạm tội.

Hành vi thực hiện tội phạm

Hai người thực hiện hành vi giao cấu đều tự nguyện và biết rõ người tham gia giao cấu là người có quan hệ huyết thống với nhau.

Dùng thủ đoạn dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực lợi dụng thủ đoạn không thể tự vệ của nạn nhân (những người có dòng máu trực hệ hoặc những người có quan hệ họ hàng) hoặc dùng thủ đoạn khác giao cấu trái ý muốn nạn nhân.

Mức xử phạt

Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Từ đủ 16 tuổi trở lên (khoản 1 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)

Từ đủ 14 tuổi trở lên

(khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)

Khách thể

Xâm phạm đến thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, xâm phạm đến quan hệ gia đình, truyền thống

Ngoài việc xâm phạm đến thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, quan hệ gia đình, truyền thống, thì tội hiếp dâm có tính chất loạn luân còn xâm phạm đến quyền tự do về tình dục, đến danh dự nhân phẩm của con người

II. Tội loạn luân chịu hình phạt thế nào theo quy định Luật hình sự?

Tội loạn luân theo Điều 184 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có khung hình phạt như sau:

Bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

Theo quy định tại khoản 17 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

III. Quy định pháp luật về tội loạn luân

Theo quy định tại Điều 184 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội loạn luân như sau: “Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, dựa trên quy định trên thì một người được cho là phạm tội loạn luân phải có các yếu tố sau đây:

- Chủ thể của tội phạm: có quan hệ huyết thống với người cùng giao cấu, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.

- Mặt chủ quan: lỗi cố ý, vì người phạm tội biết rõ người kia có quan hệ huyết thống với mình nhưng vẫn thực hiện hành vi giao cấu.

- Mặt khách quan: là hành vi giao cấu thuận tình với người cùng dòng máu về trực hệ: cha với con, mẹ với con, ông với cháu, bà với cháu, giữa anh chị em cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha với nhau. Không có dấu hiệu dùng vũ lực hoặc cưỡng ép và được thực hiện với người từ đủ 16 tuổi trở lên.

+ Trong trường hợp tuy hành vi giao cấu giữa những người nói trên là thuận tình, nhưng nếu hành vi đó được thực hiện đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (điểm c khoản 2 Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017).

+ Trong trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác, thì tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm (điểm e khoản 2 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017) hoặc tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điểm a khoản 2 Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017).

+ Nếu hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu lợi dụng quan hệ lệ thuộc khiến bên kia phải miễn cưỡng cho giao cấu, thì tùy trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng dâm (điểm d khoản 2 Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 năm 2015) hoặc tội Cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (điểm a khoản 2 Điều 144 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017); 

+ Trong mọi trường hợp hành vi loạn luân được thực hiện đối với trẻ em dưới 13 tuổi, thì người thực hiện hành vi loạn luân phải bị truy cứu TNHS về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điểm b khoản 1 Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017).

- Khách thể: xâm phạm đến thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, xâm phạm đến quan hệ gia đình, truyền thống. 

- Hình phạt: phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

IV. Những bất cập về Tội loạn luân

Tuy nhiên, hiện nay quy định pháp luật về Tội loạn luân tồn tại một số vướng mắc, bất cập cụ thể như sau:

Một là: Quy định pháp luật về khái niệm “loạn luân” tại điều luật là những người có cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, quy định như trên còn chưa hoàn thiện, còn nhiều thiếu sót. Bởi vì thực tế có thể xảy ra giữa những người có quan hệ luật pháp, con riêng, con nuôi hoặc con chồng với mẹ kế, hoặc các thành viên trong thị tộc có cùng tổ tiên. 

Với quy định như vậy sẽ bỏ sót tội phạm bởi một số quan hệ giao cấu thuận tình giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, giữa bố chồng với con dâu, giữa mẹ vợ với con rể, giữa bố dượng với con riêng của vợ, giữa mẹ kế với con riêng của chồng… có bị thuộc tội loạn luân hay không?

Hai là: quy định về mức hình phạt còn nhẹ, để bảo vệ huyết thống và để giữ gìn nét truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam thì pháp luật cần nâng cao, hoàn thiện hơn về khung hình phạt đối với Tội loạn luân.

Ba là: bởi vì cả hai bên mang tính chất tự nguyện giao kết với nhau, nên cả hai thường giấu kín và không trình báo cơ quan chức năng, việc đó gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xác định tội phạm và tìm ra chứng cứ.

V. Giải đáp thắc mắc về tội loạn luân

1. Quan hệ tình dục với em cùng cha khác mẹ thì có phạm tội loạn luân

Theo quy định tại Điều 184 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì quan hệ tình dục với em cùng cha khác mẹ thì phạm tội loạn luân nếu một trong hai đều biết rõ mình là anh em cùng cha khác mẹ.

Còn trong trường hợp cả hai khi giao cấu với nhau đều không biết người đó là người có cùng dòng máu trực hệ là anh chị em cùng cha khác mẹ với mình thì không phạm tội loạn luân mà được xếp với tội khác có tính chất loạn luân, ví dụ như:

- Khi quan hệ tình dục nếu một trong hai không tự nguyện, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực,… để ép giao cấu thì trong trường hợp này cấu thành tội hiếp dâm có tính chất loạn luân căn cứ khoản 1 và điểm e khoản 2 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung Bộ luật Hình sự 2017 hoặc tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điểm a khoản 2 Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017).

 - Còn nếu cả hai tự nguyện và cả hai đều không biết rằng người kia là là anh chị em cùng cha khác mẹ với mình thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Có phải tất cả các trường hợp quan hệ cùng huyết thống thì đều cấu thành tội loạn luân hay không?

Theo như phân tích tại tiểu mục 1 của mục V bài viết thì không phải tất cả các trường hợp quan hệ cùng huyết thống thì đều cấu thành tội loạn luân.

Bởi vì cần xét đến nhiều yếu tố, trường hợp cụ thể để xác định tội danh cụ thể. 

Tuy nhiên, để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân thì đặc điểm quan trọng nhất đó chính là sự tự nguyện, thuận tình trong giao cấu của cả hai bên, không có dấu hiệu dùng vũ lực hoặc cưỡng ép và được thực hiện với người từ đủ 16 tuổi trở lên và một trong hai phải biết rõ đối phương là người có cùng dòng máu trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. (Điều 184 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017).

Tuy nhiên nếu hành vi giao cấu giữa những người nói trên là thuận tình, nhưng hành vi đó được thực hiện đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (điểm c khoản 2 Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017).

Còn nếu trong trường hợp cưỡng ép quan hệ trái ý muốn thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm về một số tội như sau:

+ Trong trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác, thì tùy trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm (điểm e khoản 2 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017) hoặc tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điểm a khoản 2 Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017).

+ Nếu hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu lợi dụng quan hệ lệ thuộc khiến bên kia phải miễn cưỡng cho giao cấu, thì tùy trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng dâm (điểm d khoản 2 Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 năm 2015) hoặc tội Cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (điểm a khoản 2 Điều 144 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017); 

+ Trong mọi trường hợp hành vi loạn luân được thực hiện đối với trẻ em dưới 13 tuổi, thì người thực hiện hành vi loạn luân phải bị truy cứu TNHS về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điểm b khoản 1 Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017).

3. Cưỡng ép cháu gái của mình quan hệ tình dục thì có phạm tội loạn luân không?

Theo quy định tại khoản 17 Điều 3 Luật hôn nhân và Gia đình 2014 thì người có cùng dòng máu trực hệ là: "những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau."

Như vậy, theo Điều 184 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì khi hai người tình nguyện giao cấu với nhau, hai người có cùng dòng máu trực hệ thì khi đó tội loạn luân được cấu thành.

Còn trong trường hợp cưỡng ép cháu gái chưa đủ 16 tuổi quan hệ tình dục thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân mà sẽ có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có tính chất loạn luân. Căn cứ pháp lý cụ thể được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 142 Bộ luật hình sự 2015.

4. Quan hệ tình dục với con nuôi hoặc cháu nuôi dưới 13 tuổi thì có phạm tội loạn luân không?

Theo quy định tại Điều 184 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì khi giao cấu mà một trong hai người biết rõ người còn lại có cùng dòng máu trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha và cả hai đều tự nguyện giao cấu với nhau thì tội phạm của tội loạn luân mới hoàn thành.

Do đó, đối với những trường hợp giao cấu không cùng dòng máu trực hệ nhưng theo pháp luật vẫn có quan hệ gia đình như: con nuôi với cha mẹ nuôi, cháu nuôi đối với ông bà nội ngoại, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng thì không cấu thành tội loạn luân.

Cho nên, nếu quan hệ tình dục với con nuôi hoặc cháu nuôi dưới 13 tuổi thì không phạm tội loạn luân.


Trên đây là nội dung tư vấn của NPLAW muốn gửi đến quý khách hàng. Mọi vướng mắc chưa rõ hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác như: Doanh nghiệp; Sở hữu trí tuệ; Lao động; Tư vấn và hỗ trợ tiến hành thủ tục xin cấp các loại giấy phép con…quý khách vui lòng liên hệ với NP LAW để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan