Tội phạm kinh tế luôn thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Hiện nay, tỉ lệ tội phạm xâm phạm các quan hệ kinh tế ngày càng gia tăng, đa dạng và có những diễn biến vô cùng phức tạp với những thủ đoạn vô cùng tinh vi. Những tội phạm này đã và đang gây ra hậu quả nghiêm trọng gây thiệt hại đến nền kinh tế của đất nước. Vậy tội phạm về kinh tế là gì và nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được quy định như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu qua bài viết sau.
Bộ luật Hình sự và các văn bản hướng dẫn chưa có định nghĩa cụ thể về tội phạm kinh tế, tuy nhiên dựa theo định nghĩa tội phạm được quy định tại Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì có thể hiểu: “Tội phạm kinh tế là tội phạm gây ra nguy hại cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, gây ra thiệt hại cho đất nước, tổ chức, cá nhân do vi phạm pháp luật về quản lý”.
- Tội phạm kinh tế có đặc trưng “phụ thuộc” và “tránh né”
Tội phạm kinh tế như trốn thuế, buôn lậu ngày càng nhiều, thủ đoạn phức tạp, khó kiểm soát, có thể thấy ở mỗi thời kỳ kinh tế khác nhau, tội phạm kinh tế cũng có những đặc thù riêng. Nền kinh tế lúc bấy giờ Tội phạm kinh tế phụ thuộc vào các chính sách kinh tế, các công cụ quản lý kinh tế và cơ chế vận hành của nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ đó.
Khi các chính sách kinh tế mới ra đời sẽ làm xuất hiện các quy luật mới trong đời sống kinh tế xã hội, các tội phạm kinh tế mới tương ứng cũng sẽ phát sinh.
Loại tội phạm này thường biểu hiện dưới hình thức hoạt động kinh tế. Tội phạm luôn “né tránh” các chính sách, công cụ và cơ chế quản lý kinh tế. Việc “trốn tránh” này được thực hiện trên cơ sở hiểu rõ chính sách, nắm vững công cụ, cơ chế quản lý kinh tế, khéo léo tổ chức thực hiện tội phạm, có thể thấy loại tội phạm trong lĩnh vực này có đặc điểm tránh né.
- Thủ đoạn tinh vi
Nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động tội phạm càng đa dạng và tinh vi. Mức độ tinh vi, phức tạp của tội phạm này phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng, chính sách tài chính tiền tệ, đầu tư, cung cầu … của một quốc gia. Ngoài ra, các phương thức mới, thủ đoạn mới của loại tội phạm này thường xuất phát từ các nền kinh tế tương đối phát triển.
Bên cạnh đó, có thể thấy ngày càng có nhiều tội phạm kinh tế lộng quyền, chúng lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách để thu lợi rất lớn. Do quy mô lớn và có sự móc nối của các “thế lực ngầm” nên thời gian dài, cảnh sát kinh tế gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình điều tra. Đối tượng hoạt động của chúng thường tập trung ở những ngành mang lại lợi nhuận kinh tế cao như ngân hàng, xây dựng, bất động sản … Tội phạm vẫn chủ yếu xảy ra ở một số lĩnh vực kinh tế trọng điểm, nhạy cảm với các thủ đoạn: sử dụng việc làm. sự thuận tiện, nhiệm vụ và quyền lực; sử dụng các quy định lỗ hổng và sự giám sát quản lý yếu kém để thực hiện hành vi phạm tội.
Cũng giống như các tội khác cấu thành tội phạm kinh tế phải có những dấu hiệu bắt buộc, gồm dấu hiệu bắt buộc chung của tất cả mọi cấu thành và dấu hiệu bắt buộc riêng của từng cấu thành tội phạm cụ thể.
Muốn thỏa mãn được cấu thành tội phạm thì phải đủ 4 yếu tố cấu thành tội phạm: chủ thể, khách thể, yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan.
Và xác định được các dấu hiệu cấu thành tội phạm kinh tế là điều kiện cần và đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi phạm tội.
Trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), tội phạm kinh tế được quy định tại Chương XVIII và chia thành 3 mục với các tội danh được xếp theo các nhóm tương ứng từng tội danh. Cụ thể như các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại (quy định từ Điều 188 đến Điều 199); Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm (quy định tại Điều 200 đến Điều 216); Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (Điều 217 đến Điều 234).
Các tội phạm này được đề cập từ Điều 188 đến Điều 199 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cụ thể:
- Tội buôn lậu (Điều 188)
- Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189)
- Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190)
- Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191)
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192)
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193)
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194)
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi (Điều 195)
- Tội đầu cơ (Điều 196)
- Tội quảng cáo gian dối (Điều 197)
- Tội lừa dối khách hàng (Điều 198)
- Tội vi phạm quy định về cung ứng điện (Điều 199)
Các tội phạm này được đề cập từ Điều 200 đến Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cụ thể:
- Tội trốn thuế (Điều 200)
- Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (Điều 201)
- Tội làm, buôn bán tem giả, vé giả (Điều 202)
- Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 203)
- Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 204)
- Tội lập quỹ trái phép (Điều 205)
- Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng (Điều 206)
- Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả (Điều 207)
- Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác (Điều 208)
- Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Điều 209)
- Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 210)
- Tội thao túng thị trường chứng khoán (Điều 211)
- Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán (Điều 212)
- Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Điều 213)
- Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (Điều 214)
- Tội gian lận bảo hiểm y tế (Điều 215)
- Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Điều 216).
Các tội phạm này được đề cập từ Điều 217 đến Điều 234 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cụ thể:
- Tội vi phạm quy định về cạnh tranh (Điều 217)
- Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản (Điều 218)
- Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí (Điều 219)
- Tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 220)
- Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 221)
- Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 222)
- Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 223)
- Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 224)
- Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 225)
- Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226)
- Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên (Điều 227)
- Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai (Điều 228)
- Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai (Điều 229)
- Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 230)
- Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ (Điều 231)
- Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (Điều 232)
- Tội vi phạm quy định về quản lý rừng (Điều 233)
- Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã (Điều 234)
Mức hình phạt cao nhất của các tội danh thuộc danh mục tội phạm kinh tế là tử hình, cho thấy sức răn đe nghiêm khắc của pháp luật dành cho loại tội phạm này.
Trên đây, NPLaw đã cung cấp một số vấn đề xoay quanh nội dung liên quan tội phạm kinh tế. Với những thông tin này, chúng tôi tin chắc rằng quý khách đã hiểu rõ phần này về các nội dung của tội phạm kinh tế. Nếu cần biết rõ hơn cũng như gặp vướng mắc liên quan đến tội phạm kinh tế, chúng tôi với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm sẽ tư vấn tận tình, giải đáp mọi thắc mắc của quý khách. Quý khách hãy liên hệ gửi về email: legal@nplaw.vn hoặc liên hệ trực tiếp qua số: 0913 449968, NPLaw sẽ liên lạc với bạn ngay khi có yêu cầu. Trân trọng./.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn