Hợp đồng bảo đảm tiền vay là sự thỏa thuận giữa người cho vay và người vay, trong đó người vay cam kết cung cấp tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó (thường là tài sản có giá trị như nhà, đất, xe cộ...) để bảo đảm việc trả nợ. Trên thực tế, hợp đồng bảo đảm tiền vay có thể được xác lập, phát sinh khi người vay có các nhu cầu về vốn khác nhau như vay mua nhà, vay mua ô tô hoặc vay mua thiết bị công nghệ,... Và để hiểu rõ hơn như thế nào là hợp đồng bảo đảm tiền vay? Nội dung về quy định hợp đồng bảo đảm tiền vay như thế nào? Và các câu hỏi mắc liên quan. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Hợp đồng bảo đảm tiền vay là một giao dịch pháp lý giữa người vay và người cho vay, trong đó người vay đặt tài sản của mình như một sự bảo đảm cho các khoản vay. Nếu người vay không thể trả nợ, người cho vay có quyền thụ hưởng tài sản bảo đảm để đòi lại số tiền đã vay.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy hợp đồng bảo đảm tiền vay không phải lúc nào cũng được thực hiện đúng theo quy định và thỏa thuận giữa các bên. Dưới đây là một số thực trạng phổ biến về hợp đồng bảo đảm tiền vay:
Để giải quyết những thực trạng này, các bên liên quan nên thực hiện hợp đồng bảo đảm tiền vay một cách cẩn thận và minh bạch, đồng thời chấp hành các quy định pháp luật liên quan.
Hợp đồng bảo đảm tiền vay là văn bản pháp lý thể hiện mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và người đi vay. Đây chính là cơ sở pháp lý trong đó quy định cụ thể các điều khoản mà hai bên đã thỏa thuận để thực hiện việc cho vay; quản lý và sử dụng khoản vay, tài sản bảo đảm, phương thức thu hồi nợ; biện pháp xử lý tài sản bảo đảm và phương thức giải quyết tranh chấp (nếu có).
Theo Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản bảo đảm:
Hợp đồng bảo đảm tiền vay do các bên soạn thảo bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
Để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán cho các bên cùng nhận bảo đảm theo quy định Điều 308 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Thứ tự ưu tiên thanh toán trên có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền
*Trường hợp hợp đồng bảo đảm tiền vay có hình thức bảo đảm là cầm cố thì người hưởng hoa lợi, lợi tức được quy định như sau:
Theo khoản 3 Điều 313, khoản 3 Điều 314 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định thì “Bên nhận cầm cố có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu các bên có thỏa thuận”. Như vậy, bên nhận cầm cố là người được hưởng hoa lợi, lợi tức trong trường hợp này.
*Trường hợp hợp đồng bảo đảm tiền vay có hình thức bảo đảm là thế chấp thì người hưởng hoa lợi, lợi tức được quy định như sau:
Theo Khoản 1 Điều 321 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì bên thế chấp có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.
Theo khoản 2 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên thế chấp là được quyền "Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp". Như vậy, người thế chấp có quyền đầu tư vào tài sản thế chấp.
Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì việc đầu tư vào tài sản thế chấp còn cần phải có sự đồng ý của bên nhận thế chấp khi thuộc trong 02 trường hợp sau:
Như vậy, bên thế chấp được quyền đầu tư vào tài sản thế chấp nhưng nếu rơi vào hai trường hợp trên thì cần phải có sự đồng ý của bên nhận thế chấp
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề hợp đồng bảo đảm tiền vay. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn