Quá trình thi công xây dựng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Nắm rõ các quy định của pháp luật về việc quy trình giải quyết tranh chấp giúp tiết kiệm thời gian và tránh trường hợp ngừng thi công ảnh hưởng công trình. Vậy làm sao để hiểu thế nào là tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng là gì và những vấn đề liên quan xoay quanh tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
I. Thực trạng tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng hiện nay
Hiện nay, tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng là một vấn đề phổ biến trong ngành xây dựng. Có một số thực trạng chính như sau:
- Tranh chấp về việc không tuân thủ tiến độ thi công: Một bên yêu cầu thi công xây dựng không hoàn thành công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận trong hợp đồng, gây ảnh hưởng đến các bên liên quan.
- Tranh chấp về chất lượng công trình: Có thể xảy ra tranh chấp về chất lượng công trình sau khi hoàn thành. Bên thuê và bên thầu có thể có quan điểm khác nhau về mức độ hoàn thiện và chất lượng công trình, dẫn đến tranh chấp.
- Tranh chấp về giá cả: Có thể xảy ra tranh chấp về giá trị công trình, giá thành thi công, thay đổi giá cả trong quá trình thi công hoặc việc thanh toán không đúng theo hợp đồng.
- Tranh chấp về thay đổi phạm vi công việc: Trong quá trình thi công, có thể xảy ra yêu cầu thay đổi phạm vi công việc, bổ sung hoặc giảm bớt
II. Thế nào là tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng
Tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng là tình huống mà hai bên trong một hợp đồng thi công xây dựng không đồng ý với nhau về một số điều khoản hoặc điều kiện trong hợp đồng. Tranh chấp này có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng hoặc sau khi hợp đồng đã kết thúc.
III. Giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng
1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng
Trường hợp tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng được xác định là những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cần xác định rõ các bên tranh chấp. Nếu là tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận thì thuộc trường hợp tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Khi đó, căn cứ điểm b khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện. Ngược lại, nếu tranh chấp không thuộc khoản 1 hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 nhưng một trong các bên hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thì sẽ thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh.
Về thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ căn cứ tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức sẽ có thẩm quyền. Hoặc các bên có thể thỏa thuận với nhau sẽ giải quyết tranh chấp tại nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi nguyên đơn có trụ sở.

2. Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng
Trình tự, thủ tục mỗi hình thức về cơ bản được thực hiện như sau:
- Đối với giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải được thực hiện theo khoản 2 Điều 45 Nghị định 37/2015/NĐ-CP. Các bên phải thỏa thuận giải quyết thông qua hòa giải được thực hiện bởi cơ quan, tổ chức hoạt một số chuyên gia. Chi phí cho ban xử lý tranh chấp được tính trong giá hợp đồng xây dựng và do mỗi bên hợp đồng chịu một nửa, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại sẽ được điều chỉnh bởi Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:
- Nộp đơn khởi kiện, kèm theo đơn khởi kiện phải có thoả thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này.
- Tiến hành cho phép các bên thương lượng, thỏa thuận chấm dứt giải quyết tranh chấp.
- Mở phiên họp giải quyết tranh chấp.
- Phán quyết của hội đồng trọng tài: ban hành phán quyết theo nguyên tắc đa số.
- Đối với giải quyết bằng Tòa án nhân dân thì sẽ được điều chỉnh bởi Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
- Đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp về Hợp đồng thi công xây dựng. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo thì người khởi kiện phải làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
- Tòa án sẽ tiến hành xem xét đơn khởi kiện, nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được Tòa án thụ lý.
- Giai đoạn chuẩn bị xét xử và hòa giải: Giai đoạn này Tòa án sẽ mở phiên họp kiểm tra, giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải. Mục đích là để các đương sự tự thỏa thuận với nhau về hướng giải quyết vụ án và cung cấp chứng cứ cho các bên đương sự.
- Cuối cùng, Tòa án nhân dân sẽ ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm theo thủ tục chung

IV. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng
1. Các tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng thường gặp là gì?
Các tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng thường gặp:
- Tranh chấp do vi phạm tiến độ thanh toán theo hợp đồng.
- Tranh chấp do không đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình.
- Tranh chấp về phạt vi phạm trong hợp đồng thi công xây dựng.
- Tranh chấp do một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thi công xây dựng
2. Tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng có được giải quyết tại Trọng tài không?
Theo quy định tại Điều 317 Luật thương mại 2005 có 4 hình thức cơ bản để giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng bao gồm: Thương lượng, Hòa giải, giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.
Do đó, tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng được giải quyết tại Trọng tài.
3. Thời hạn khởi kiện tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng là bao lâu?
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
Theo khoản 3 Điều 45 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định “Thời hiệu khởi kiện theo thủ tục Trọng tài hoặc thời hiệu khởi kiện lên Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được thực hiện theo quy định có liên quan của pháp luật.”
Theo đó, căn cứ tại Điều 429 Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện về hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm.
Như vậy, thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng là 03 năm. V. Dịch vụ pháp lý liên quan đến tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn