Quy định pháp luật về tội giả mạo người khác trên Facebook

Với sự phát triển của mạng xã hội mạnh mẽ như hiện nay thì việc giả mạo người khác trên Facebook để thực hiện các hành vi sai trái cũng xảy ra ngày càng nhiều. Các đối tượng lừa đảo cũng ngày càng tinh vi hơn trong việc mạo danh người khác. Chính vì vậy mà pháp luật hiện nay cũng đã có sự điều chỉnh nhằm ngăn chặn và hạn chế tình trạng này xảy ra. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu quy định pháp luật về tội danh này qua bài viết dưới đây.

I. Thực trạng giải mạo người khác trên Facebook hiện nay 

Như đã đề cập thì việc giả mạo người khác trên Facebook hiện nay đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là trang tin tức của các thương hiệu lớn, uy tín. Các đối tượng lừa đảo thường lợi dụng sự tin tưởng của người dùng đối với những thương hiệu nổi tiếng nhằm tung ra những lời mời chào hàng, quà tặng khuyến mãi để lừa đảo. 

Hiện nay đa số hình thức lừa đảo sẽ yêu cầu người dùng để lại số điện thoại, thông tin cá nhân, hoặc chuyển khoản đặt cọc để nhận được ưu đãi. Chính những lần click chuột vào đó, người dùng đã vô tình để lộ thông tin cá nhân và thậm chí là tài khoản ngân hàng của mình. Ngoài cách hack các trang Facebook của thương hiệu nổi tiếng thì những nghệ sĩ có danh tiếng cũng là mục tiêu mà các đối tượng lừa đảo hướng đến. 

II. Ví dụ về giả mạo người khác trên Facebook

Ngoài cách hack các trang Facebook của thương hiệu nổi tiếng thì những nghệ sĩ có danh tiếng cũng là mục tiêu mà các đối tượng lừa đảo hướng đến. 

Có thể kể đến như vợ chồng Lý Hải - Minh Hà đã từng đăng bài khi bị kẻ gian giả mạo mình nhằm kêu gọi khán giả quyên góp từ thiện và phải chia sẻ thông tin cá nhân. 

Hay MC Đại Nghĩa cũng từng bị mạo danh tài khoản Facebook và Fanpage để đăng các bài thông tin sai lệch nhằm mục đích lừa đảo. 

III. Chiêu trò giả mạo người khác để lừa đảo bị xử lý như thế nào? 

Hành vi giả mạo người khác nhằm chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật tùy thuộc vào mức độ vi phạm và hành vi giả mạo. 

Nghị định 144/2021/NĐ-CP đã quy định rõ tại điều 15 về hành vi giả mạo người khác nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng tùy vào mức độ vi phạm. Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Đối với trường hợp người vi phạm là người nước ngoài thì còn bị áp dụng biện pháp trục xuất. 

IV. Giả mạo người khác trên Facebook sẽ bị xử lý hình sự như thế nào?

Không chỉ bị phạt về hành chính, giả mạo người khác trên Facebook chiếm đoạt tài sản với giá trị lớn có thể cấu thành tội phạm hình sự. Bộ luật Hình sự 2015 quy định tại điều 174 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vô cùng cụ thể.

  • Nếu hành vi giả mạo người khác trên Facebook nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Hoặc số tiền dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp như đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về tội chiếm đoạt tài sản, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, xã hội, tài sản là phương tiện kiếm sống chính người bị hại và gia đình họ thì cũng phải chịu mức án như trên. 
  • Nếu giả mạo người khác trên Facebook thuộc một trong các trường hợp sau thì phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: 
  • Có tổ chức,
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm; 
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; dùng thủ đoạn xảo quyệt. 
  • Trường hợp giả mạo người khác trên Facebook nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau thì phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: 
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
  • Trường hợp giả mạo người khác trên Facebook nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau thì phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: 
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

V. Giả mạo đăng bài trên Facebook của người khác bị xử lý như thế nào? 

Đối với hành vi giả mạo đăng bài trên Facebook của người khác thì có thể bị xử phạt hành chính theo điểm d, khoản 3, điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Điều luật đã quy định rõ hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của cá nhân khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính 20-30 triệu đồng. Ngoài bị phạt tiền người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn.

Tuy nhiên tùy thuộc vào mục đích của người giả mạo đăng bài trên Facebook mà có thể bị xử lý theo các tội danh khác nhau. Đối với mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể bị xử lý theo quy định tại điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015 như đã đề cập ở trên. Còn nếu nhằm mục đích xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác thì có thể bị truy cứu theo quy định tại điều 155 Bộ Luật hình sự 2015 với khung hình phạt cao nhất là phạt từ từ 02 năm đến 15 năm. 

VI. Làm gì nếu ai đó mạo danh bạn trên Facebook? 

Đối với người bị hại thì việc bị mạo danh trên Facebook sẽ làm mất đi uy tín và thậm chí là tài sản của họ. Do đó nhằm bảo vệ quyền lợi của mình, bạn cần phải thông báo cho mọi người biết trang Facebook giả mạo. Bạn có thể công bố thông tin trên trang Facebook chính thức của mình và có thể nhờ người quen hỗ trợ việc thông báo. Ngoài ra bạn có thể báo cáo với đội ngũ quản lý Facebook để họ xóa bỏ tài khoản giả mạo này.

Nếu việc bị mạo danh Facebook khiến cho bạn bị thiệt hại lớn như mất đi lượng khách hàng thân thiết hay các tài sản khác thì bạn nên chụp ảnh, quay video trang Facebook giả, bạn nên có đầy đủ nội dung các bài đăng, các lượt chia sẻ, bình luận... và nhờ tổ chức thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận lại hiện trạng trang Facebook giả. Lúc này bạn có thể khởi kiện hoặc tố cáo lên cơ quan có thẩm quyền. 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan