QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH HIỆN NAY

Quy định về đăng ký ngành nghề kinh doanh hiện nay như thế nào? Thực hiện thủ tục đăng ký ngành nghề kinh doanh như thế nào để nhanh chóng, tiết kiệm? NPLaw sẽ giải đáp một số quy định liên quan đến đăng ký ngành, nghề kinh doanh trong bài viết dưới đây:

I. Nhu cầu về đăng ký ngành nghề kinh doanh hiện nay

Trong nền kinh tế hiện nay, có rất nhiều người có nhu cầu thành lập doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh. Để có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh, bước đầu tiên phải xác định loại hình, ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp dự kiến hoạt động. Việc đăng ký doanh nghiệp, đăng ký ngành nghề kinh doanh là bước đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động. 

II. Giới thiệu về đăng ký ngành nghề kinh doanh

2.1. Ngành nghề kinh doanh là gì?

Pháp luật hiện nay không có giải thích “ngành, nghề kinh doanh là gì”. Tuy nhiên, tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg đã quy định hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và danh mục mã ngành kinh tế tại Phụ lục I kèm theo.

Khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp dựa trên Danh mục mã ngành kinh tế Việt Nam để xác định mã ngành phù hợp.

2.2. Đăng ký ngành nghề kinh doanh được hiểu là gì?

Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về ghi ngành, nghề kinh doanh:

“1. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”.

Như vậy, đăng ký ngành nghề kinh doanh được hiểu là một phần trong nội dung đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dự kiến thành lập.

/upload/images/doanh-nghiep/hinh-2-quy-trinh-dang-ky-nganh-nghe-kinh-doanh-min.jpg

III. Quy trình đăng ký ngành nghề kinh doanh

3.1. Hồ sơ đăng ký ngành nghề kinh doanh

Cá nhân, tổ chức muốn đăng ký ngành nghề kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ và các thông tin cần thiết như: tên công ty, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, hình thức tổ chức, người đại diện theo pháp luật và các thông tin khác có liên quan.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được quy định cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp. Tương ứng với loại hình doanh nghiệp mà người đăng ký lựa chọn, người đăng ký doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

/upload/images/doanh-nghiep/hinh-1-dang-ky-nganh-nghe-kinh-doanh-min.jpg3.2. Thủ tục thực hiện đăng ký ngành nghề kinh doanh

a) Trường hợp thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần:

Bước 1: Nộp hồ sơ và nộp phí, lệ phí

  • Thực hiện nộp hồ sơ qua mạng điện tử (https://dangkykinhdoanh.gov.vn/) hoặc nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính. 
  • Phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp nộp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp nộp hồ sơ qua mạng điện tử thì không phải nộp lệ phí.

Bước 2: Nhận kết quả

  • Được cấp đăng ký doanh nghiệp thì công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp. 
  • Không được cấp đăng ký doanh nghiệp thì nhận lại phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp. 
  • Lệ phí đăng ký doanh nghiệp không được hoàn trả trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.

b) Trường hợp Thành lập hộ kinh doanh:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.

Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xử lý hồ sơ

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ và trả kết quả trong thời hạn 03 ngày làm việc.

Bước 3: Nhận kết quả

  • Hồ sơ hợp lệ: được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
  • Hồ sơ không hợp lệ: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

IV. Vướng mắc khi thực hiện việc đăng ký ngành nghề kinh doanh

4.1. Nếu kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật Việt Nam chưa quy định thì doanh đó có được thực hiện đăng ký ngành nghề đó không?

Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về ghi ngành, nghề kinh doanh như sau:

“1. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp…”

Những ngành nghề mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định, tức không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, do đó không thể thực hiện đăng ký ngành nghề này theo quy định trên. 

Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cho phép doanh nghiệp được tự do kinh doanh những ngành nghề mà luật không cấm theo khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2020. Do đó, nếu đây là những ngành, nghề luật không cấm thì doanh nghiệp vẫn được phép kinh doanh.

4.2. Khi đăng ký ngành nghề kinh doanh thì chỉ cần đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là được đúng không ạ?

Theo khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có quyền: “Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm”. Hiện nay cũng không có quy định bắt buộc phải đăng ký thêm ngành nghề khác ngoài ngành nghề kinh doanh chính. 

Do đó, khi đăng ký ngành nghề kinh doanh thì có thể chỉ đăng ký ngành nghề kinh doanh chính.

Tuy nhiên, để tạo thuận lợi khi hoạt động cũng như tiết kiệm chi phí nếu sau này có nhu cầu thay đổi ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp có thể đăng ký thêm các ngành, nghề kinh doanh có liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình.

V. Dịch vụ tư vấn pháp luật liên quan đến đăng ký ngành nghề kinh doanh

Trên đây là bài viết của NPLaw về đăng ký ngành, nghề kinh doanh. Bạn có thể liên hệ NPLaw để được cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý và giải đáp thêm về đăng ký ngành, nghề kinh doanh. 

Vui lòng liên hệ NPLaw theo thông tin dưới đây:

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan