Quy định về giải quyết tranh chấp đất đai

Ở Việt Nam, đất đai là một loại tài sản đặc biệt, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai. Việc sử dụng đất là vấn đề thường hay phát sinh tranh chấp trên thực tế. Vậy khi tranh chấp đất đai phát sinh thì thủ tục giải quyết được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây NPLaw sẽ làm rõ các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai.

I. Giải quyết tranh chấp đất đai có khó không?

Thực trạng việc giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay còn nhiều khó khăn bởi những nguyên nhân sau:

  • Khó khăn về sự hiểu biết: Khi xảy ra tranh chấp, phần lớn các bên có xu hướng sử dụng cảm xúc để giải quyết. Từ đó bỏ qua các quy định pháp lý dẫn tới xung đột nặng nề, gây thiệt hại nặng nề. Tình trạng này xảy ra phần lớn do sự thiếu hiểu biết về pháp luật của cả 2 bên. Vì thế mà ngay cả khi có sự can thiệp của cơ quan nhà nước, tranh chấp cũng không được giải quyết nhanh chóng.
  • Người dân không hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ của mình: Đây là trở ngại cực kỳ lớn gây nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng và chính người dân có nhu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Người dân không hiểu thấu đáo về quyền, nghĩa vụ của mình, mơ hồ dẫn tới những bất lợi về pháp lý. Vì thế xảy ra tình trạng kháng cáo sai cho Tòa án,...
  • Khó khăn từ việc gây khó dễ của cơ quan chức năng: Đây là một thực tế chắc hẳn không phải hiếm gặp. Nhiều cơ quan chức năng vì lý do cá nhân cố tình không giải quyết hồ sơ, kéo dài thời gian,... Điều này khiến cho quá trình xử lý chậm chạp, mất nhiều thời gian thậm chí nhiều cán bộ còn tìm cách trả lại hồ sơ cho công dân.

II. Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai

1. Thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã

Theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở. Trong trường hợp tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Bên cạnh đó,  căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án quy định:

  • Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

  • Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Do đó, việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thể không bắt buộc trong một số trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện theo quy định tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 28 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP như sau:

* Bước 1: Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

- Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;

- Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải (quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP). Thành phần Hội đồng gồm:

  • Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; 
  • Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; 
  • Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; 
  • Trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn;
  • Người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; 
  • Người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; 
  • Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; 
  • Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. 
  • Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

- Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

* Bước 2: Lập biên bản hòa giải thành hoặc biên bản hòa giải không thành

- Nếu hòa giải thành:

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành. (quy định tại khoản 3 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 57 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP);

Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định

- Nếu hòa giải không thành:

Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

2. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh

 Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:

+ Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

+ Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;

+ Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;

+ Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

Theo Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh như sau:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

Bước 2: Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết.

- Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

Bước 3: Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

3. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường

- Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai gồm:

+ Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

+ Biên bản làm việc với các bên tranh chấp, với các tổ chức, cá nhân có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;

+ Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp, hồ sơ, tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại địa phương;

+ Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường theo Điều 90 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi đơn đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bước 2: Sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phân công đơn vị có chức năng tham mưu giải quyết. Đơn vị được phân công giải quyết tiến hành thu thập, nghiên cứu hồ sơ; tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp;

Trường hợp cần thiết trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập đoàn công tác để tiến hành thẩm tra, xác minh vụ việc tại địa phương; hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

Bước 3: Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc quyết định công nhận hòa giải thành được gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

III. Tại sao nên đi tìm luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp đất đai

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai là một thủ tục phức tạp và kéo dài, nhiều trường hợp người dân không thể tự mình viết đơn, thu thập chứng cứ, chứng minh và tranh tụng tại Tòa để có cơ sở thắng kiện. Mặt khác, người dân chưa am hiểu tường tận về các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai nên dẫn đến mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Do đó, việc tìm luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp đất đai là một giải pháp tối ưu giúp cho người dân dễ dàng nắm bắt được các cơ sở pháp lý và thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực đất đai và có vốn kiến thức sâu rộng cũng như có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, đội ngũ luật sư tại NPLaw luôn sẵn sàng tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ và hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai.

Trên đây là những thông tin cơ bản về giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, liên hệ với chúng tôi. NPLaw luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất về pháp luật. NPLaw không chỉ tư vấn trong lĩnh vực đất đai, dân sự, đầu tư mà còn nhiều lĩnh vực khác khác. NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp