Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là loại hợp đồng phổ biến trong thực tế. Để hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này, NPLaw sẽ phân tích một số quy định pháp luật liên quan đến Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong bài viết dưới đây:
Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là loại hợp đồng rất phổ biến. Mục đích của hợp đồng này để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất thường là các giao dịch có giá trị lớn. Do đó, ký kết hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một trong các biện pháp đảm bảo các bên tuân thủ cam kết, đảm bảo quyền lợi trong giao dịch.
Khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”.
Có thể hiểu đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là việc bên nhận chuyển nhượng giao một khoản tiền hoặc tài sản khác theo quy định trên cho bên chuyển nhượng trong một thời hạn để đảm bảo việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 về đặt cọc: “Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Vậy, khi hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất được giao kết, tài sản đặt cọc sẽ được thực hiện theo quy định chung về đặt cọc nêu trên.
Theo khoản 1 Điều 398 Bộ luật dân sự 2015: “1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng”.
Hiện nay không có quy định bắt buộc về nội dung hợp đồng. Do đó, nội dung của Hợp đồng đặt cọc do các bên thỏa thuận.
Tuy nhiên, nội dung trong Hợp đồng đặt cọc là căn cứ để bảo đảm việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, ràng buộc quyền, lợi ích của các bên liên quan. Để đảm bảo quyền lợi của các bên, hợp đồng đặt cọc nên có một số nội dung chính như sau:
Bạn đọc có thể tham khảo mẫu hợp đồng đặt cọc dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC
V/v: chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
Hôm nay, ngày … tháng … năm …., chúng tôi gồm:
Ông/bà: …………….., sinh năm: …
CCCD số: ……………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………….
Ông/bà: …………….., sinh năm: …
CCCD số: ……………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………….
Các bên lập và ký hợp đồng đặt cọc này theo thỏa thuận sau:
Điều 1: Đối tượng và mục đích của hợp đồng
Thông tin thừa đất:
…………………………………………………………………………………..
Thông tin tài sản gắn liền với đất:
…………………………………………………………………………………..
Điều 2: Thanh toán
Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của các bên
Điều 4: Bồi thường thiệt hại
Điều 5: Giải quyết tranh chấp
Tranh chấp phát sinh liên quan đến hợp đồng này được giải quyết trên nguyên tắc thiện chí, tôn trọng quyền lợi các bên. Trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm giải quyết theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng này được lập thành 02 bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản.
Bên A (Ký và ghi rõ họ tên) |
Bên B (Ký và ghi rõ họ tên) |
Khoản 1 Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó”.
Theo quy định tại Điều 122 Luật nhà ở 2014, khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013, Hợp đồng đặt cọc không thuộc trường hợp phải công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật.
Do đó, không bắt buộc phải công chứng hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các bên nên ưu tiên phương thức hòa giải, thương lượng, đàm phán. Trong trường hợp các bên không thể hòa giải được thì một trong các bên có thể khởi kiện tại Tòa án.
Tranh chấp hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Cụ thể như sau:
Một số dạng tranh chấp hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phổ biến hiện nay như:
Trên đây là một số giải đáp của NPLaw liên quan đến hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cam kết cung cấp các dịch vụ pháp lý uy tín, tốt nhất đến khách hàng.
Để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ NPLaw theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Website: nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn