QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT NHÀ ĐANG TRANH CHẤP NHƯ THẾ NÀO?
Bất động sản là một tài sản đặc biệt và vô cùng có giá trị, trong đó, nhà ở cũng là tài sản dẫn đến nhiều tranh chấp. Tư vấn giải quyết về nhà đang tranh chấp hiện nay là nhu cầu phổ biến của đại đa số người dân. Vì thị trường giao dịch bất động sản (nói chung) và nhà ở (nói riêng) đang phát triển rất sôi động kèm theo đó là nhiều rủi ro liên quan.
.jpg)
TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT NHÀ ĐANG TRANH CHẤP ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
Tranh chấp về nhà ở đã không còn xa lạ với bất kỳ ai. Vậy thì khi có tranh chấp phát sinh, sẽ giải quyết bằng những phương thức nào? Trình tự và thủ tục giải quyết nhà đang tranh chấp ra sao? Thẩm quyền giải quyết nhà đang tranh chấp thuộc về cơ quan quản lý nào? Công ty Luật Ngọc Phú (NPLaw) với kinh nghiệm nhiều năm trong luật đất đai và luật nhà ở sẽ cung cấp cho Quý Khách hàng về dịch vụ tư vấn và giải quyết nhà đang tranh chấp. Chi tiết dịch vụ vui lòng tham khảo bài viết dưới đây.
I. Thực trạng về nhà đang tranh chấp hiện nay
Tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở là dạng tranh chấp phổ biến và rất phức tạp trong lĩnh vực pháp luật dân sự. Hiện nay, tồn tại các dạng tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở điển hình như:
- Tranh chấp xác định ai là người có quyền sở hữu nhà ở
- Tranh chấp về thừa kế quyền sở hữu nhà ở
- Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sở hữu nhà ở
- Tranh chấp liên quan đến các giao dịch về quyền sở hữu nhà ở (chuyển nhượng, chuyển đổi. cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn,...)
II. Hiểu thế nào là nhà đang tranh chấp
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Việc nhận diện tranh chấp về nhà ở là rất cần thiết, mang ý nghĩa xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp và trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trong từng loại tranh chấp cụ thể.
III. Các phương thức giải quyết nhà đang tranh chấp hiện nay
Căn cứ Điều 177 và Điều 178 Luật Nhà ở 2014, những phương thức giải quyết nhà đang tranh chấp hiện nay bao gồm:
- Phương thức hòa giải tại UBND cấp xã;
- Phương thức yêu cầu UBND cấp tỉnh hoặc Bộ Xây dựng giải quyết tranh chấp về nhà ở;
- Phương thức khởi kiện tranh chấp về nhà ở tại TAND;
- Phương thức khiếu nại, tố cáo về nhà ở.
.jpg)
IV. Quy định của pháp luật về nhà đang tranh chấp
1. Cơ sở pháp lý
Căn cứ pháp lý về giải quyết nhà đang tranh chấp là Luật Nhà ở 2014, cụ thể là tại Điều 177 của Luật này.
2. Trình tự và thủ tục giải quyết về nhà đang tranh chấp
Điều 177 Luật Nhà ở 2014 quy định việc giải quyết tranh chấp về nhà ở như sau:
- Nhà nước khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp về nhà ở thông qua hòa giải.
- Tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân, tranh chấp liên quan đến hợp đồng về nhà ở, hợp đồng quản lý vận hành nhà chung cư do Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Tranh chấp về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết đối với nhà ở được giao cho địa phương quản lý, Bộ Xây dựng giải quyết đối với nhà ở được giao cho cơ quan trung ương quản lý; trường hợp không đồng ý với quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Xây dựng thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
- Tranh chấp về kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư, quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở đó giải quyết; trường hợp không đồng ý với quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
V. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến nhà đang tranh chấp
1. Nhà đang tranh chấp có được cho thuê hay không?
Giao dịch về cho thuê nhà thì nhà ở phải thoả mãn đủ các điều kiện tại Khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở 2014, trong đó có điều kiện được quy định tại điểm b như sau: “Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu…”. Do đó, nếu nhà đang có tranh chấp thì không được dùng để cho thuê.
2. Sau khi tranh chấp xảy ra, có thể thỏa thuận trọng tài được không?
Luật Nhà ở năm 2014 không ghi nhận thẩm quyền của Trọng tài giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến nhà ở.
Ngoài ra, các giao dịch về nhà ở giữa cá nhân, hộ gia đình không nhằm mục đích sinh lợi mà phát sinh tranh chấp thì được xem như tranh chấp dân sự thuần túy và chịu sự điều chỉnh của Luật Nhà ở năm 2014 khi phát sinh tranh chấp các bên có thể đến Tòa án hay cơ quan có thẩm quyền khác để giải quyết theo quy định mà không phải đến Trọng tài yêu cầu giải quyết.
.jpg)
3. Thẩm quyền giải quyết nhà đang tranh chấp thuộc cơ quan nào?
Khoản 2, 3 và 4 của Điều 177 Luật Nhà ở 2014 quy định về thẩm quyền giải quyết nhà đang tranh chấp như sau:
- Tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân, tranh chấp liên quan đến hợp đồng về nhà ở, hợp đồng quản lý vận hành nhà chung cư do Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Tranh chấp về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết đối với nhà ở được giao cho địa phương quản lý, Bộ Xây dựng giải quyết đối với nhà ở được giao cho cơ quan trung ương quản lý; trường hợp không đồng ý với quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Xây dựng thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
- Tranh chấp về kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư, quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở đó giải quyết; trường hợp không đồng ý với quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
4. Nhà đang tranh chấp có cần hòa giải không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 177 Luật Nhà ở 2014, Nhà nước khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp về nhà ở thông qua hòa giải. Vì vậy, nhà đang tranh chấp nên được giải quyết thông qua hoà giải.
VI. Dịch vụ pháp lý liên quan đến nhà đang tranh chấp
Trên đây là bài viết về “Trình tự giải quyết nhà đang tranh chấp được thực hiện như thế nào?”. Nếu bạn đọc có nhu cầu gửi hồ sơ tài liệu hoặc đặt lịch gặp trực tiếp luật sư vui lòng liên hệ với Công ty Luật Ngọc Phú (NPLaw) qua số hotline 0913449968 để được tư vấn về tranh chấp nhà ở hoặc trao đổi trực tiếp. Xin cảm ơn!
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn