Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định. Vậy pháp luật quy định như thế nào về thủ tục ly hôn? Bài viết dưới đây NPLaw sẽ làm rõ vấn đề này.
Theo quy định tại Điều 204 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: hồ sơ ly hôn bao gồm:
Hồ sơ ly hôn đơn phương:
- Đơn khởi kiện ly hôn (khoản 1 Điều 189 Bộ l,muật Tố tụng Dân sự 2015).
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm (khoản 1 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).
- Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Bản sao CMND/CCCD của cả vợ và chồng;
- Những giấy tờ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (nếu có tài sản chung cần chia);
- Bản sao giấy khai sinh của con (nếu có con).
Hồ sơ ly hôn thuận tình:
- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn;.
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh thỏa thuận về thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn là có căn cứ và hợp pháp (khoản 3 Điều 396 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).
- Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
- Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Bản sao CMND/CCCD của cả vợ và chồng.
- Những giấy tờ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (nếu có tài sản chung cần chia);
- Bản sao giấy khai sinh của con (nếu có con).
- Đối với ly hôn đơn phương: Quy trình sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Thụ lý đơn ly hôn (đơn khởi kiện). Vợ hoặc chồng - người muốn ly hôn đơn phương phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, tài liệu và chứng cứ về hành vi bạo lực gia đình (nếu có) của người còn lại để nộp cho Tòa án có thẩm quyền.
Bước 2: Hòa giải. Sau khi nhận được đơn ly hôn đơn phương, Tòa án sẽ xem xét có nhận và thụ lý vụ án ly hôn không. Nếu xét thấy có căn cứ để xét đơn ly hôn đơn phương thì yêu cầu người nộp đơn nộp án phí tạm ứng và tiến hành hòa giải.
Nếu hòa giải thành thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành nếu không hòa giải được thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử.
Bước 3: Mở phiên tòa sơ thẩm. Sau khi xét xử, Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng.
- Đối với ly hôn thuận tình: Ly hôn thuận tình sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Thụ lý đơn: Vợ và chồng chuẩn bị hồ sơ nêu trên và nộp hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền.
Bước 2: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ xem xét đơn ly hôn thuận tình, căn cứ để chấm dứt quan hệ hôn nhân và ra thông báo nộp lệ phí tạm ứng.
Sau khi vợ, chồng nộp tạm ứng lệ phí thì Tòa án sẽ mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
Bước 3:
- Nếu hai vợ chồng thuận tình ly hôn: Căn cứ theo quy định tại Điều 35, điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau: “Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn”. Và Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp huyện, bởi việc ly hôn thuận tình do hai vợ chồng cùng đồng ý và thỏa thuận với nhau. Do đó, về nơi nộp hồ sơ và giải quyết hai bên cũng có thể thương lượng và thỏa thuận.
- Đối với trường hợp đơn phương ly hôn:
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 35 và Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Do đó, trong trường hợp đơn phương ly hôn, Tòa án cấp huyện nơi có thẩm quyền giải quyết sẽ là nơi bị đơn cư trú, làm việc.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 655 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: “Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.”
Do đó, tường hợp lúc chồng chết Tòa án chưa ra quyết định công nhận sự ly hôn, vì thế người vợ vẫn được xem là vợ hợp pháp của người đã mất và vẫn được hưởng di sản thừa kế.
Căn cứ vào Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân như sau:
Theo quy định nêu trên, thì sẽ có hai trường hợp để xem xét quan hệ hôn nhân chấm dứt đó là:
- Khi vợ/chồng chết trên thực tế (cái chết sinh học): Trong trường hợp này thì hôn nhân sẽ chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết (quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt theo ngày, tháng, năm chết của vợ/chồng được ghi trong giấy chứng tử).
- Khi Toà án tuyên bố vợ/chồng đã chết (cái chết pháp lý): Ngày chết sẽ được ghi trong bản án, quyết định tuyên bố một người đã chết đã có hiệu lực của Toà án sẽ là thời điểm hôn nhân chấm dứt.
Do đó, từ thời điểm vợ/chồng chết thì quan hệ hôn nhân đã chấm dứt. Do đó, không cần làm thủ tục ly hôn trước khi tái hôn.
Theo quy định tại Điều 55, Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, để được Tòa án giải quyết ly hôn, người có yêu cầu phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
- CMND/CCCD của vợ và chồng;
- Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu với tài sản chung (nếu có tài sản chung vợ chồng, bản sao có chứng thực);
- Đơn ly hôn (Tùy từng trường hợp, vợ chồng có thể nộp đơn khởi kiện ly hôn đơn phương hoặc đơn yêu cầu ly hôn thuận tình).
Theo như quy định để thì để ly hôn cần chuẩn bị hồ sơ có Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn nhưng nếu bạn bị mất Giấy đăng ký kết hôn bản chính, có thể thực hiện thủ tục xin cấp trích lục bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân nơi trước đây đã thực hiện việc đăng ký kết hôn (nếu mất bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn).
Các giấy tờ trong hồ sơ ly hôn sẽ được cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn đối chiếu xác thực thông tin.
Nếu vợ/chồng muốn ly hôn nhưng sai số chứng minh nhân dân trong giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì cần thay đổi và cải chính lại theo quy định Luật Hộ tịch 2014.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch quy định như sau:
“2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch."
Theo nghị định trên, vợ /chồng có thể đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để làm thủ tục chỉnh sửa số chứng minh nhân dân trong giấy chứng nhận đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật, cụ thể tại điểm b khoản 2 Điều 7, Điều 47 và Điều 28 Luật Hộ tịch 2014
Trên đây là những thông tin cơ bản về thủ tục ly hôn. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, liên hệ với chúng tôi. NPLaw luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất về pháp luật. NPLaw không chỉ tư vấn trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, đầu tư mà còn nhiều lĩnh vực khác. Đồng thời NPLaw cũng giúp đỡ khách hàng chuẩn bị những hồ sơ, tài liệu khi khách hàng muốn thực hiện thủ tục ly hôn. NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn