THỦ TỤC NHẬP TÀI SẢN RIÊNG VÀO TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG

Nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng là gì là gì? Hồ sơ và trình tự nhập tài sản riêng vợ chồng vào tài sản chung ra sao? Bài viết dưới đây, NPLaw sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ và chính xác thông tin về thủ tục nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng và các vấn đề liên quan.

I. Nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng là gì?

Nhập tài sản riêng vợ, chồng vào tài sản chung là việc vợ chồng thỏa thuận với nhau rằng những tài sản riêng của một bên chuyển thành tài sản chung của hai vợ chồng.Từ đó, vợ chồng có quyền định đoạt đối với tài sản riêng này. Khoản 1 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định như sau: Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung

Như vậy, vợ chồng có quyền tự lựa chọn nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng.

II. Thủ tục nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng

Căn cứ Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì thủ tục nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng bao gồm các bước:

Bước 1: Chuẩn bị văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng.

Bước 2: Thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực văn bản thỏa thuận đó. Bạn chuẩn bị các giấy tờ sau: Phiếu yêu cầu công chứng giao dịch thỏa thuận.(thông thường văn phòng công chứng sẽ có mẫu sẵn cho vợ chồng bạn điền thông tin); Dự thảo văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng; Bản sao giấy tờ tùy thân của hai vợ chồng; Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cần nhập; Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

Bước 3: Tiến hành thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản đó (tùy từng loại tài sản mà pháp luật quy định về thủ tục đăng ký khác nhau).

III. Chi phí nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng

Thủ tục nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng sẽ có những khoản chi phí như sau:

Về chi phí luật sư tư vấn, hỗ trợ soạn thảo văn bản này giao động từ 500.000 đồng tới 1.500.000 đồng. Tùy vào số lượng và giá trị tài sản mà vợ chồng bạn cần nhập mà chi phí hỗ trợ sẽ khác nhau. Bạn có thể nêu thêm thông tin cụ thể về tài sản để được luật sư đưa ra mức phí cụ thể.(tên tài sản, giá trị tài sản,…).

Về chi phí công chứng; chứng thực tại văn phòng công chứng cũng cần nêu cụ thể về thông tin tài sản. Mức phí công chứng/chứng thực giao động từ vài trăm nghìn đồng tới vài triệu đồng; mức phí có thể lên tới vài chục triệu đồng nếu giá trị tài sản lớn.

IV. Giải đáp thắc mắc về thủ tục nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng

1. Có thể nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng đối với tài sản được tặng cho riêng là quyền sử dụng đất?

Mặc dù tài sản được tặng cho riêng là tài sản riêng của mỗi người nhưng hai vợ chồng vẫn có thể chuyển tài sản này thành tài sản chung. Bởi theo khoản 1 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

Theo đó, khi được tặng cho riêng tài sản, nếu muốn chuyển tài sản riêng đó thành tài sản chung, hai vợ chồng cần phải thực hiện thủ tục nhập tài sản riêng vào tài sản chung. Cụ thể, căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định: 

1. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng; 

2. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.

Ngoài ra, theo quy định tại điểm h khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định, khi vợ chồng muốn chuyển quyền sử dụng đất từ tài sản riêng sang tài sản chung với thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã được đăng ký thì bắt buộc phải thực hiện đăng ký biến động trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày có thỏa thuận.

2. Nhà trả góp có phải tài sản chung của vợ chồng không?

Theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng được xác định như sau: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.Theo đó, trong thời kỳ hôn nhân, nhà trả góp do vợ chồng dùng tiền lương mua trả góp trong thời kỳ hôn nhân thì được coi là tài sản chung.

3. Mua đất bằng tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân có được đứng tên riêng hay không?

Theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:

  • Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các Điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
  • Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Theo đó, nếu vợ hoặc chồng dùng tiền riêng của mình (đã được xác định là tài sản riêng của mình) để mua đất trong thời kỳ hôn nhân thì được xem là tài sản riêng và vợ hoặc chồng có quyền tự mình đứng tên riêng mảnh đất đó.

4. Có bắt buộc nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng?

Căn cứ Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung như sau:

  • Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.
  • Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.
  • Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Như vậy, tài sản riêng có nhập vào tài sản chung của vợ chồng hay không là do thỏa thuận, không có trường hợp nào bắt buộc.

V. Dịch vụ tư vấn thủ tục nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng

Nếu quý khách cần một đơn vị hỗ trợ pháp lý trong việc tư vấn, hướng dẫn thủ tục nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Ngoài việc tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến yêu cầu của quý khách hàng, chúng tôi còn trực tiếp soạn thảo hồ sơ, đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước cho đến khi nhận được kết quả cuối cùng.NPLaw tự tin với đội ngũ chuyên viên tư vấn, luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn pháp luật sẽ mang đến cho quý khách những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về thủ tục nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp