Di sản thừa kế là phần tài sản mà người mất định đoạt sẵn cho người thừa kế theo di chúc hoặc phần tài sản người thừa kế được nhận theo pháp luật trong trường hợp không có di chúc. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp người thừa kế không muốn nhận phần di sản này thì có quyền từ chối nhận di sản thừa kế đó. Vậy thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế có những gì? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Pháp luật không quy định rõ thế nào là từ chối nhận di sản thừa kế. Nhưng từ chối được hiểu là việc không nhận cái dành cho hoặc được yêu cầu. Như vậy từ chối nhận di sản thừa kế có thể hiểu là hành vi thể hiện ý chí của cá nhân khi nhận tài sản thừa kế hợp pháp người khác để lại.
Bộ luật dân sự 2015 đã quy định chi tiết về quyền từ chối nhận di sản thừa kế tại điều 620. Theo quy định tại điều 620 thì chủ thể muốn từ chối nhận di sản thì phải có quyền từ chối, hoặc hiểu đơn giản thì bạn phải là người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc.
Và pháp luật cũng nghiêm cấm những hành động lấy việc từ chối nhận di sản để trốn nghĩa vụ tài sản của người đã mất để lại (vì hiểu lầm) hoặc nghĩa vụ tài sản của mình. Pháp luật cũng quy định rõ việc từ chối nhận di sản thừa kế cần phải được lập thành văn bản và tuân thủ các trình tự, thủ tục của pháp luật.
Như đã nói ở trên khi đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về từ chối nhận di sản thừa kế thì bạn cần phải thực hiện các thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế theo đúng quy định pháp luật. Phần dưới đây của bài viết, NPLaw sẽ giúp bạn tìm hiểu trình tự, thủ tục khi tiến hành từ chối nhận di sản thừa kế.
Trước khi thực hiện các thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế thì bạn cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau đây theo quy định tại điều 59 Luật Công chứng 2014:
Bạn sẽ cần phải thực hiện các bước sau để tiến hành các thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sau:
Sau khi bạn đã biết rõ cần phải chuẩn bị các loại hồ sơ và thủ tục cần làm là gì thì bạn còn cần phải hiểu quy trình, trình tự việc chứng thực, kiểm tra từ chối nhận di sản thừa kế như thế nào.
Bước 1: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị để tiến hành chứng thực ở UBND cấp xã
Nếu công chứng viên thấy giấy tờ chưa đầy đủ thì phải yêu cầu người từ chối nhận di sản bổ sung. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì công chứng viên cần phải giải thích cho người từ chối nhận di sản thừa kế về việc không thể chứng thực văn bản từ chối nhận di sản.
Bước 2: Nhận văn bản công nhận từ chối nhận di sản thừa kế
Theo quy định tại khoản 3 điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC) thì người từ chối nhận di sản thừa kế cần tiến hành đóng phí và thù lao công chứng là 20.000 đồng.
Sau khi công chứng viên kiểm tra và thực hiện đúng các trình tự thủ tục thì người từ chối sẽ được nhận văn bản công nhận từ chối nhận di sản thừa kế.
Tuy trong quy định pháp luật đã nêu rõ những yêu cầu cũng như thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế. Nhưng thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp khiến người từ chối khó hiểu và thắc mắc không biết nên làm thế nào. NPLaw sẽ giúp bạn giải đáp một số câu hỏi phổ biến sau đây:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì không có quy định về việc cho phép hủy văn bản thông báo từ chối nhận di sản thừa kế.
Nếu chưa phân chia di sản thừa kế thì người có quyền thừa kế có thể lập văn bản yêu cầu hủy văn bản từ chối đã chứng thực và thể hiện lại nguyện vọng của mình. Nhưng nếu đã phân chia di sản thì người từ chối không được yêu cầu hủy văn bản từ chối nhận di sản nữa.
Trước hết bạn cần phải biết cơ quan nào đại diện của Việt Nam ở nước ngoài. Theo khoản 1 điều 4 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam nước ngoài 2009 thì cơ quan đại diện ngoại giao là Đại sứ quán.
Tại khoản 3 điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực của cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cũng đã nêu rõ và ở trong khoản 1 điều 78 Luật Công chứng 2014 cũng cho thấy được thẩm quyền của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Tại nước ngoài thì người Việt Nam hiện đang cư trú có thể yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao công chứng văn bản từ chối nhận di sản.
Căn cứ vào khoản 2 điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP và Điều 42 Luật Công chứng 2014. Ủy ban nhân dân cấp xã là nơi có trách nhiệm chứng thực văn bản từ chối nhận di sản thừa kế là bất động sản không phụ thuộc vào nơi có tài sản. Ngoài ra đối với việc công chứng thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế không phụ thuộc vào nơi tổ chức hành nghề đặt trụ sở.
Như vậy có thể thấy thì thẩm quyền chứng thực văn bản từ chối nhận di sản thừa kế là bất động sản sẽ thuộc về thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã không phụ thuộc vào nơi có bất động sản. Và ngoài ra khi cần công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế là bất động sản thì bạn có thể công chứng văn bản bởi công chứng viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng.
Theo điều 167 Luật Đất đai 2013 thì các văn bản về thừa kế quyền sử dụng, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cần phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.
Việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được quy định tại điều 57 Luật Công chứng 2014. Theo quy định trên thì các đồng thừa kế phải cùng có mặt để ký tên vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Đối với người đang sống ở nước ngoài thì có thể lập hợp đồng ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế. Sau đó hợp đồng ủy quyền này sẽ được công chứng tại Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Lúc này bên được ủy quyền có quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi bên được ủy quyền cư trú để công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn