Thừa kế di sản là vấn đề pháp lý nảy sinh sau khi một người đã chết và có tài sản, quyền tài sản để lại. Lúc này ai sẽ là chủ thể có quyền được hưởng di sản thừa kế? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu vấn đề thừa kế di sản thông qua bài viết dưới đây.
Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015, di sản được định nghĩa như sau: Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Trong đó, tài sản riêng của người chết là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hợp pháp, tài sản được tặng cho, được thừa kế, tư liệu sinh hoạt riêng, nhà ở, tư liệu sản xuất các loại, vốn dùng để sản xuất kinh doanh.
Di sản thừa kế bao gồm khá nhiều loại tài sản, quyền tài sản khác nhau, vậy nên chúng ta không thể tìm hiểu chi tiết từng loại. Ở đây, NPLaw sẽ giúp các bạn đọc tiếp cận một số loại di sản thừa kế phổ biến như sổ tiết kiệm và quyền sử dụng đất.
Tài sản riêng của người chết được xem là di sản thừa kế. Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản riêng này có ghi nhận giấy tờ có giá và quyền tài sản. Đối với sổ tiết kiệm, đây là một loại giấy tờ ghi nhận quyền sở hữu của người đứng tên trên sổ với số tiền được gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Do vậy, số tiền ghi trong sổ tiết kiệm là tài sản của người đứng tên trên sổ tiết kiệm. Khi chủ sở hữu sổ tiết kiệm chết, số tiền trong sổ tiết kiệm được coi là di sản thừa kế và sẽ được chia theo quy định của pháp luật.
Quyền sử dụng đất là quyền tài sản theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015, nên cũng được coi là một loại di sản thừa kế. Thừa kế quyền sử dụng đất là một hình thức đặc biệt của chuyển quyền sở hữu đất đai. Đối với loại di sản thừa kế này đòi hỏi phải đáp ứng các điều kiện chung và riêng theo quy định của pháp luật về đất đai mới có thể để lại thừa kế một cách hợp pháp. Cụ thể là tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Đất không có tranh chấp; Quyền sử dụng đất còn thời hạn sử dụng; Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án và các điều kiện riêng về chủ thể, về điều kiện sử dụng đất.
Theo Điều 680 Bộ luật Dân sự 2015, việc thừa kế di sản có yếu tố nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết. Đối với bất động sản thì việc thực hiện quyền thừa kế được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Giả sử một người có quốc tịch Hoa Kỳ đến Việt Nam du lịch, có bất động sản tại Việt Nam. Trong thời gian du lịch, không may gặp tai nạn và chết tại Việt Nam thì việc thừa kế di sản của người này được xác định theo pháp luật của Hoa Kỳ. Riêng phần bất động sản tại Việt Nam, quyền thừa kế được xác định theo pháp luật Việt Nam.
Vậy khi người có tài sản chết thì các loại di sản trên sẽ được phân chia như thế nào? Các đối tượng được hưởng di sản thừa kế có thể hưởng theo di chúc của người chết đã lập trước khi chết hoặc theo pháp luật.
Hiện nay, việc thừa kế di sản được thực hiện theo các quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 ở Phần thứ tư. Trong đó có quy định chung về thừa kế từ Điều 609 đến Điều 623; thừa kế theo di chúc từ Điều 624 đến Điều 648; thừa kế theo pháp luật từ Điều 649 đến Điều 655 và việc thanh toán, phân chia di sản từ Điều 656 đến Điều 662. Thừa kế di sản được ưu tiên xác định theo di chúc trước, trường hợp người chết không để lại di chúc, di chúc không hợp pháp hoặc những trường hợp khác theo quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 thì sẽ xác định phần thừa kế theo pháp luật.
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Thừa kế theo pháp luật có khác biệt so với thừa kế theo di chúc. Nếu thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân, Nhà nước, pháp nhân và các chủ thể khác với tư cách là tổ chức thì thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân, những người có quyền thừa kế di sản của người chết theo quy định của pháp luật. Vấn đề này được quy định tại Chương XXIII Phần thứ tư Bộ luật Dân sự 2015.
Khi người chết không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Đối tượng được hưởng di sản thừa kế là những người thuộc thứ tự ưu tiên từ hàng thừa kế thứ nhất đến hàng thừa kế thứ hai, cuối cùng là hàng thừa kế thứ ba, quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Để hạn chế tối đa những trường hợp tranh chấp di sản thừa kế do người chết để lại, nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ ràng về vấn đề này. Căn cứ vào các quy định đó, cơ quan có thẩm quyền dễ dàng giải quyết các vụ việc liên quan và chủ thể rơi vào trường hợp như vậy cũng có thể dễ dàng tìm hiểu hơn.
Thừa kế di sản được quy định chung tại Bộ luật Dân sự 2015. Bên cạnh đó còn có các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành như Luật đất đai 2013, Luật Nhà ở 2014… Với những vấn đề được quy định ở luật chuyên ngành thì sẽ được ưu tiên áp dụng, còn vấn đề không được quy định ở luật chuyên ngành thì áp dụng các quy định chung ở Bộ luật Dân sự 2015.
Bên cạnh những quy định về nội dung của vấn đề thừa kế di sản thì quy định về thủ tục, hình thức để thừa kế di sản cũng quan trọng không kém.
Giấy thừa kế di sản thuộc phần thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản với di sản do người chết để lại cho người được hưởng. Những người thừa kế đủ điều kiện để thực hiện khai nhận thừa kế có quyền yêu cầu công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế. Việc công chứng văn bản này được thực hiện theo quy định tại Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn. Cụ thể, để thực hiện công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế, người yêu cầu công chứng phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ theo Điều 58 Luật Công chứng. Việc công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.
Để có thể thừa kế di sản một cách hợp pháp thì các chủ thể phải tuân theo quy định về thủ tục thừa kế di sản mà pháp luật đã quy định.
Đơn thừa kế di sản phải bao gồm đầy đủ các phần sau: Thông tin của người khai nhận di sản; Thông tin của người để lại di sản; Di sản để lại bao gồm những gì; Những đối tượng được hưởng di sản; Phần khai nhận di sản và Phần cam kết, kèm theo lời chứng của công chứng viên.
Theo Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 thì cá nhân có thể ủy quyền cho cá nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Giấy ủy quyền là một văn bản pháp lý trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại giấy ủy quyền. Có nhiều trường hợp thừa kế tài sản có thể thực hiện thông qua việc ủy quyền, hình thức có thể là giấy ủy quyền. Với các trường hợp cần làm giấy ủy quyền thừa kế tài sản khác thì có thể sử dụng mẫu giấy có sẵn.
Bên cạnh các vấn đề trên thì có lẽ các bạn đọc vẫn còn nhiều vướng mắc liên quan đến Thừa kế di sản. Vậy nên NPLaw sẽ giúp các bạn giải đáp một số câu hỏi thường gặp đối với trường hợp này.
Theo quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, những người không được quyền hưởng di sản gồm:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Những người được quy định ở trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết, thì thời điểm mở thừa kế được xác định theo Khoản 2 Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể,
Thời điểm mở thừa kế, việc khai nhận di sản thừa kế sẽ thực hiện tại văn phòng công chứng nơi có di sản.
Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
Đối với trường hợp chồng chết thì tài sản chung sẽ được chia đôi, trong đó một nửa tài sản sẽ thuộc quyền sử dụng, quyền sở hữu của vợ. Phần tài sản còn lại thuộc về quyền sử dụng, quyền sở hữu của chồng và phần này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật Dân sự về Thừa kế. Việc thừa kế được chia theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Nếu có 1/3 người không đồng ý chia di sản thừa kế thì những đồng thừa kế còn lại có thể nộp đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người đó cư trú để yêu cầu chia di sản thừa kế.
Trong trường hợp này hồ sơ lưu giữ hộ tịch vẫn còn lưu trữ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý. Do đó, có quyền yêu cầu cơ quan quản lý hộ tịch cấp trích lục bản sao giấy khai sinh của người đã mất theo quy định tại Điều 16 Nghị định 23/2015/NĐ-CP.
Di sản chung là đất đai chưa chia thì vẫn tính vào thời hiệu thừa kế. Theo Điều 623 Bộ luật Dân sự 2013 thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật Dân sự 2015.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn