Công ty lừa đảo – thuật ngữ không quá xa lạ với mọi người, đặc biệt là các công ty lừa đảo liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Lợi dụng thị trường bất động sản đang trong cơn sốt, nhiều đối tượng đã lập ra công ty hoặc dùng danh nghĩa công ty để thực hiện một số hành vi hứa hẹn với khách hàng nhằm chiếm đoạt tài sản của họ. Vì vậy, cần phải năm được dấu hiệu “công ty lừa đảo” để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của mình.
Công ty lừa đảo – thuật ngữ không quá xa lạ với mọi người hiện nay, đặc biệt là các công ty lừa đảo liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Các công ty này lợi dụng thị trường bất động sản đang trong cơn sốt, nhiều đối tượng đã lập ra công ty hoặc dùng danh nghĩa công ty để thực hiện một số hành vi hứa hẹn với khách hàng như: mua đất giá thấp và cam kết có sổ hồng ngay sau khi mua đất; xem đất nền, đặt cọc sớm, nhận ưu đãi… Trước những thông tin này, nhiều khách hàng đã “tin tưởng” và làm theo hướng dẫn của các đối tượng này, dẫn đến mất tiền. Vì vậy, cần phải có biện pháp để hạn chế tình trạng này.
Công ty lừa đảo có thể hiểu là một loại tổ chức hoặc doanh nghiệp hoạt động với mục đích gian lận và lừa dối người khác để thu thập tiền bạc hoặc tài sản một cách không hợp pháp. Các công ty lừa này thường tạo ra các thủ đoạn, chiêu trò hoặc cam kết giả mạo để đánh lừa các nạn nhân (họ thường là các nhà đầu tư, khách hàng hoặc đối tác kinh doanh).
Ví dụ: Một số công ty có hành vi lừa đảo đã bị truy tố trách nhiệm hình sự như: Công ty Alibaba, công ty Angel Lina…
Các công ty lừa đảo thường hoạt động trong lĩnh vực như: bất động sản, ngân hàng, lao động (xuất khẩu lao động)…
Có thể nhận biết công ty lừa đảo thông qua một số đặc điểm sau:
- Công ty lừa đảo thường hứa hẹn lợi nhuận cao hơn mức thực tế mà họ có thể cung cấp;
- Công ty lừa đảo thường không tiết lộ thông tin quan trọng về hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức hoặc nguồn gốc tài chính;
- Công ty lừa đảo có thể sử dụng áp lực tâm lý để thúc đẩy người khác đưa ra quyết định nhanh chóng, không cân nhắc;
- Công ty lừa đảo có thể yêu cầu bạn phải trả tiền hoặc chuyển khoản trước khi bạn nhận được bất kỳ lợi ích nào…
- Theo quy định tại điểm c khoản 1, điểm a khoản 3 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác (lừa đảo) thì sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
- Theo quy định tại định tại điểm c khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP hành vi gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn dịch vụ mua, bán nhà đất hoặc các tài sản khác thì sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng; hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Lưu ý: Mức phạt của những hành vi nêu trên được áp dụng với cá nhân. Vì vậy, với loại hình công ty (tổ chức), theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, mức phạt tiền sẽ gấp đôi mức nêu ở trên.
Theo quy định pháp luật, việc công ty lừa đảo cung cấp thông tin lừa dối khách hàng giao kết hợp đồng dân sự, sẽ thuộc trường hợp Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, làm cho bên khách hàng hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch dân sự đó.
Và theo quy định tại Điều 131 Bộ Luật dân sự 2015 thì hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận. Nên công ty lừa đảo phải hoàn trả lại cho khách hàng những gì đã nhận trước đó. Nếu không thực hiện thì người bị lừa đảo có thể kiện công ty này ra Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Khi gửi kèm đơn khởi kiện thì những người bị lừa này phải kèm theo các chứng cứ liên quan (tin nhắn, hình ảnh, ghi âm...) để chứng minh.
Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), hành vi cố ý cung cấp thông tin gian dối (thủ đoạn gian dối) nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác với định lượng từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu nhưng rơi vào các trường hợp luật định như gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội... của thành viên công ty lừa đảo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, khi nhận thấy có dấu hiệu của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người bị hại có thể nộp đơn tố giác tội phạm lên cơ quan cảnh sát điều tra công an có thẩm quyền kèm theo tài liệu, chứng cứ liên quan để tố giác hành vi này.
Nếu có hành vi vi phạm theo quy định pháp luật liên quan đến thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản, pháp nhân hay người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải chịu trách nhiệm pháp luật tương ứng hành vi vi phạm.
Ví dụ: Chủ tịch công ty cổ phần địa ốc Alibaba - Nguyễn Thái Luyện bị tuyên về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Đối với chế tài hành chính, chế tài dân sự nếu công ty lừa đảo có thủ đoạn “lừa” khách khách hàng nhằm chiếm đoạt tài sản thì công ty lừa đảo này có thể là chủ thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc là bị đơn trong vụ kiện dân sự.
Đối với chế tài hình sự, pháp luật không quy định Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác đối với công ty. Vì vậy, nếu thành viên của công ty lừa đảo có thực hiện hành vi nêu trên thì sẽ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tùy vào tính chất và mức độ hành vi vi phạm thì người đó sẽ bị mức truy cứu phù hợp.
Lưu ý: Thành viên công ty lừa đảo nếu có hành vi nêu trên mà không đủ dấu hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì vẫn có thể là chủ thể bị xử phạt vi phạm hành chính tùy vào hành vi vi phạm hoặc bị yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật Hình sự hiện hành thì hình phạt tù không phải là hình phạt áp dụng đối với pháp nhân. Vì vậy, khi có đủ căn cứ để kết luận công ty có dấu hiệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và người đại diện theo pháp luật của công ty lừa đảo này đồng phạm thực hiện hành vi vi phạm, thì người này phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật.
Khi công ty bạn bị phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật liên quan hành vi này thì bạn cần phải: Cung cấp chứng cứ để chứng minh là công ty của bạn có thực hiện hành vi vi phạm này không. Người đại diện (giám đốc/ tổng giám đốc) có liên quan đến hành vi vi phạm này không.
Lưu ý: Hành vi “lừa đảo” đủ yếu tố cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017) chỉ quy định với cá nhân. Nên nếu cá nhân giám đốc/ tổng giám đốc/ bất kỳ thành viên của công ty đủ yếu tố cấu thành Tội này thì cá nhân đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, hành vi này vẫn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bồi thường thiệt hại do vậy việc cung cấp chứng cứ của bạn là rất quan trọng.
Trên đây là những thông tin xoay quanh về Công ty lừa đảo. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về Công ty lừa đảo. Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: Legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn