Tìm hiểu về lừa đảo tặng quà

Hiện nay, tình hình tội phạm về lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn khác nhau trong đó có “lừa đảo tặng quà” gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Vậy lừa đảo tặng quà là gì? Pháp luật có quy định gì đối với hành vi này?

I. Thực trạng lừa đảo tặng quà hiện nay 

Gần đây, rộ lên tình trạng mạo danh nhân viên của shopee, lazada... thông báo tặng quà miễn phí như máy giặt, máy may, tủ lạnh,...Tuy nhiên, để nhận được quà thì những người này phải trả phí vận chuyển với số tiền từ vài trăm đến cả triệu đồng nhưng nhiều người cả tin đã “sập bẫy” dẫn đến mất tiền oan. Vì vậy, cần phải thận trọng với hành vi này.

II.  Lừa đảo tặng quà là gì? 

Lừa đảo tặng quà - chiêu trò phổ biến hiện nay.

1. Lừa đảo tặng quà là gì? Một số ví dụ cụ thể. 

Lừa đảo tặng quà là một loại chiêu trò lừa đảo mà kẻ gian sử dụng để lừa người khác. Hành vi lừa đảo này đánh vào lòng tham của người bị hại nhằm chiếm đoạt tài sản của họ.

Ví dụ: Nhằm tri ân khách hàng thân thiết chào năm mới và quảng bá các sản phẩm mới trên sàn thương mại điện tử shopee trong năm 2023 để khách hàng có độ tin tưởng nhất định và tiếp tục mua sắm. Chúng tôi sẽ phát quà tri ân gồm: 1 bộ nồi cao cấp; 1 tivi Samsung 43 inch; 1 lì xì tiền mặt trị giá 1.990.000 đồng....

2. Một số thủ đoạn lừa đảo tặng quà phổ biến hiện nay 

- Giả làm người khác, để kết bạn làm quen (có thể kết bạn qua facebook hoặc zalo...). Sau đó, tặng cho đối phương các món quà quý giá nhưng để nhận được các phần quà này thì người nhận phải đóng các loại thuế, phí. Sau khi nhận được tiền, các đối tượng này sẽ bỏ trốn. 

- Giả danh cán bộ cơ quan Nhà nước, Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án gọi điện thông báo chủ thuê bao có liên quan đến các vụ án, vụ việc đang giải quyết từ đó, yêu cầu bị hại chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng của đối tượng để chiếm đoạt....

- Thuê địa điểm thực hiện chiêu trò bán hàng “tặng quà”, lừa người dân mua sản phẩm kém chất lượng.

III. Hành vi lừa đảo tặng quà sẽ bị xử lý như thế nào? 

Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, hành vi lừa đảo tặng quà nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác mà đủ định lượng pháp luật quy định sẽ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Với tội này, người phạm tội có thể đối diện với mức phạt tù cao nhất là chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Ngoài ra, hành vi trên còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng (với cá nhân) theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

IV. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về lừa đảo tặng quà 

1. Lừa đảo tặng quà có bị phạt tù không? 

Lừa đảo tặng quà có phạt tù, nếu đủ yếu tố cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 như chiếm đoạt tài sản của người khác dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây như: Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội,... thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Lừa đảo tặng quà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự những tội gì? 

Hành vi lừa đảo tặng quà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 nếu:

- Cá nhân thực hiện hành vi vi phạm từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.

- Nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.

- Dùng thủ đoạn gian dối, làm cho người khác tin, tự nguyện giao tài sản.

- Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc nhỏ hơn 2 triệu nhưng rơi vào các trường hợp luật định tại Điều 174 Bộ luật này.

- Xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác.

- Cá nhân thực hiện hành vi này với lỗi cố ý trực tiếp.

3. Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi lừa đảo tặng quà? 

Để bảo vệ bản thân khỏi lừa đảo tặng quà, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây: 

- Thận trọng trước những thông tin không rõ nguồn gốc: Hãy luôn kiểm tra nguồn gốc của thông tin và nguồn gửi quà. Nếu bạn không biết ai gửi hoặc không tin tưởng nguồn thông tin, đừng tiếp nhận bất kỳ quà tặng nào. 

- Không tiết lộ thông tin cá nhân: Đừng bao giờ cung cấp thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ nhà, số thẻ tín dụng, hoặc thông tin nhạy cảm khác cho những người bạn không biết hoặc không tin tưởng. 

- Kiểm tra kỹ các loại thông điệp: Nếu bạn nhận được thông điệp hoặc email về việc nhận quà tặng mà bạn không biết nguồn gốc, hãy kiểm tra kỹ các thông điệp này. Đôi khi, lừa đảo tặng quà có thể xuất hiện dưới hình thức các email hoặc tin nhắn giả mạo. 

- Sử dụng cơ sở dữ liệu trực tuyến: Bạn có thể tìm kiếm thông tin về người hoặc tổ chức gửi quà trên Internet để kiểm tra tính xác thực của họ. Những người lừa đảo thường không để lại dấu vết trên các phương tiện trực tuyến. 

- Luôn luôn hỏi và xác nhận: Nếu bạn nhận được quà tặng từ một người hoặc tổ chức mà bạn không chắc chắn về tính xác thực, hãy liên hệ trực tiếp với họ để xác nhận. 

- Tố giác về hành vi lừa đảo: Nếu bạn nghi ngờ một quà tặng là lừa đảo, hãy báo cáo cho cơ quan chức năng như cơ quan công an….

4. Tố cáo cá nhân, tổ chức có hành vi lừa đảo tặng quà ở đâu? 

Theo khoản 2 Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, người bị hại có thể tố giác cá nhân, tổ chức có hành vi lừa đảo tại Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

5. Nếu không may bị lừa đảo tặng quà thì cần phải làm gì? 

- Ngừng giao tiếp và không chuyển thêm tiền: Nếu bạn đã chuyển tiền hoặc đã hứa chuyển tiền, hãy ngừng lại ngay lập tức. Không thực hiện bất kỳ giao dịch nào khác. 

- Ghi chép thông tin về hành vi lừa đảo tặng quà: Ghi lại tất cả thông tin liên quan đến cuộc giao dịch, bao gồm tên, số điện thoại, địa chỉ email, địa chỉ người gửi và bất kỳ thông tin nào khác liên quan đến người hoặc tổ chức bạn nghi ngờ. 

Liên hệ với cơ quan chức năng: Báo cáo cảnh sát địa phương. 

- Thay đổi thông tin cá nhân và mật khẩu: Nếu bạn đã chia sẻ thông tin cá nhân hoặc tài khoản trực tuyến, hãy thay đổi mật khẩu và thực hiện các biện pháp bảo mật khác để đảm bảo an toàn tài khoản của bạn, đặc biệt tài khoản ngân hàng. 

- Liên hệ chuyên gia về pháp lý: việc liên hệ với Luật sư hoặc chuyên gia về pháp lý sẽ giúp người bị hại có được sự đánh giá tổng quan về pháp lý liên quan hành vi này; hiểu rõ về quyền của người bị hại và có kế hoạch pháp lý rõ ràng.

V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục liên quan đến vấn đề lừa đảo tặng quà

Trên đây là những thông tin xoay quanh về lừa đảo tặng quà. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về lừa đảo tặng quà. Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968 

Email: Legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan