Ngoài việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân giữa vợ chồng, thì một vấn đề liên quan đến tài sản cũng thường xuyên gây tranh chấp đó là nghĩa vụ trả nợ trong hôn nhân. Sau đây, hãy cùng NPLaw tìm hiểu về vấn đề này dưới bài viết dưới đây nhé.
Nợ trong thời kỳ hôn nhân là một vấn đề gây lúng túng và dẫn đến tranh chấp, khi vợ chồng không thể xác định được khoản nợ thuộc về trách nhiệm của ai, là nợ chung hay nợ riêng để giải quyết.
Theo Điều 274 Bộ luật Dân sự 2015 thì nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
Như vậy, nghĩa vụ trả nợ trong hôn nhân được hiểu là việc mà vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng có trách nhiệm phải thanh toán các khoản nợ phát sinh từ giao dịch đã thực hiện cho bên có quyền trong thời kỳ hôn nhân.
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Đối với nợ thì không phải mọi khoản nợ hình thành trong thời kỳ hôn nhân đều là nợ chung của hai vợ chồng. Do đó, để xác định là vợ hoặc chồng hay cả hai vợ chồng có nghĩa vụ trả nợ thì phải xác định khoản nợ là nợ chung hay nợ riêng.
Về cách xác định nợ chung trong thời kỳ hôn nhân, theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Về cách xác định nợ riêng, dựa vào căn cứ tại Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, có thể xác định như sau:
Ngoài ra vợ chồng còn có trách nhiệm liên đới trả nợ được quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đối với các khoản nợ phát sinh để đáp ứng nhu cầu thiết yếu, nợ phát sinh từ trường hợp kinh doanh chung, hoặc khoản nợ là nghĩa vụ chung như nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm…
Như vậy, từ những quy định trên, tùy theo khoản nợ được xác định là chung hay riêng mà vợ hoặc chồng hoặc cả hai có trách nhiệm trả nợ.
Để yêu cầu vợ chồng trả nợ, bên có quyền có thể khởi kiện tòa án có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Trình tự, thủ tục khởi kiện như sau:
Hồ sơ khởi kiện:
– Đơn khởi kiện
– Tài liệu, chứng cứ chứng minh người đứng tên khởi kiện là người có quyền khởi kiện.
– Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện và của các đương sự có liên quan khác như: Giấy phép; quyết định thành lập doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; điều lệ hoạt động; quyết định bổ nhiệm; giấy ủy quyền cho người đại diện doanh nghiệp (nếu có) trường hợp là doanh nghiệp. Nếu người khởi kiện là cá nhân thì cung cấp Bản sao có công chứng chứng thực CCCD hoặc hộ chiếu của người khởi kiện.
– Hợp đồng vay tài sản hoặc văn bản tài liệu giao dịch có giá trị như Hợp đồng..
– Biên bản bổ sung, phụ lục hợp đồng (nếu có).
- Các chứng cứ tài liệu chứng minh cho việc thực hiện nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc vay tài sản, chứng từ thanh toán, biên bản thanh lý hợp đồng, hóa đơn, thông báo yêu cầu thanh toán nợ,...
- Các chứng cứ, tài liệu chứng minh cho lỗi/sự vi phạm nghĩa vụ của một/các bên;
– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Căn cứ Chương XII Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thủ tục khởi kiện như sau:
Như vậy, các bên cần lưu ý về hồ sơ và thủ tục khởi kiện yêu cầu vợ chồng thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hôn nhân như trên.
Căn cứ tại Điều 27, 37 Luật Hôn nhân gia đình 2014, nếu khoản nợ đó phát sinh trong thời kỳ hôn nhân và được xác định là nghĩa vụ chung của vợ chồng hoặc thuộc trường hợp vợ, chồng có trách nhiệm liên đới đối với khoản nợ thì vợ chồng phải có nghĩa vụ cùng trả đối với khoản nợ. Bên cạnh đó tại Điều 60 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định, nếu không có thỏa thuận khác thì sau khi ly hôn, vợ chồng vẫn có nghĩa vụ trả nợ cho bên thứ ba.
Căn cứ Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì khoản nợ trong thời kỳ hôn nhân là nghĩa vụ tài sản của vợ chồng, sau khi ly hôn thì nghĩa vụ này vẫn có hiệu lực với bên thứ ba. Và tại Điều 370 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định vợ chồng đã ly hôn có thể chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho bên còn lại là vợ hoặc chồng, nhưng phải được bên có quyền (chủ nợ) đồng ý.
Căn cứ Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, thì khoản nợ của vợ phát sinh từ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thuộc các trường hợp sau thì mới được xác định là nợ chung của vợ chồng:
Như vậy, người chồng vẫn có nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản nợ của vợ phát sinh từ tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn khi khoản nợ được xác định là nợ chung thuộc một trong các trường hợp quy định trên.
Căn cứ theo Điều 27, khoản 1 Điều 30, 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì đối với những khoản nợ riêng trong thời kỳ hôn nhân do vợ hoặc chồng vay nợ và sử dụng không vì nhu cầu của gia đình thì người còn lại không có nghĩa vụ liên đới trả nợ.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về nghĩa vụ trả nợ trong hôn nhân mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn