Hiện nay, tình trạng cho vay với lãi suất cao ngất ngưỡng, vượt mức quy định của pháp luật diễn ra rất phổ biến và ngày càng phức tạp. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên mặc dù đã được nhà nước cảnh báo, khuyến cáo nhưng nhiều người ở trong tình trạng túng quẫn, cần tiền gấp đều tìm đến người cho vay với lãi suất cao, nhưng vì sau đó, tiền lãi để lâu ngày dẫn đến nhiều hơn số tiền gốc, dẫn đến không trả nợ được và hậu quả có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra. Do vậy, nhận thấy được sự bất cập về vấn đề cho vay lãi nặng, NP LAW gửi đến bạn đọc các vấn đề pháp lý về vấn đề trên được quy định trên pháp luật để bạn đọc có thêm thông tin.
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định về hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự thì khái niệm cho vay lãi nặng như sau:
"Cho vay lãi nặng là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự.
Trường hợp cho vay bằng tài sản khác (không phải là tiền) thì khi giải quyết phải quy đổi giá trị tài sản đó thành tiền tại thời điểm chuyển giao tài sản vay."
Lãi suất vay sẽ do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Như vậy, theo như quy định trên về lãi suất thì theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, tương đương mỗi tháng không được vượt quá 1,68%/tháng, nên nếu đối tượng nào cho vay mà mức lãi suất vượt quá 5 lần của mức 1,68%/tháng là cho vay nặng lãi.
Căn cứ Điều 3 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định về hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự thì nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau:
1. Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.
2. Xem xét áp dụng nghiêm khắc hình phạt tiền là hình phạt chính đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, hoạt động dưới hình thức băng, ổ nhóm thì xem xét áp dụng hình phạt tù là hình phạt chính.
3. Trường hợp hình phạt chính được áp dụng không phải hình phạt tiền thì phải xem xét áp dụng nghiêm khắc hình phạt bổ sung là hình phạt tiền.
Căn cứ Điều 7 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định về hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự thì truy cứu trách nhiệm hình sự đối với việc cho vay lãi nặng nếu thuộc một trong số trường hợp cụ thể như sau:
1. Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, mà số tiền thu lợi bất chính của mỗi lần phạm tội từ 30.000.000 đồng trở lên, nếu mỗi lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính, họ còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
2. Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng mà các lần thu lợi bất chính đều dưới 30.000.000 đồng nhưng tổng số tiền thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên và các hành vi này chưa lần nào bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng, không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
3. Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, trong đó có một lần cho vay lãi nặng, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên và hành vi cho vay lãi nặng này chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; còn các hành vi cho vay lãi nặng khác thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, các hành vi này chưa bị xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng, không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
4. Trường hợp người cho vay lãi nặng thực hiện nhiều hành vi khác nhau liên quan đến việc đòi nợ (như: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần, gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe hoặc có hành vi khác để lấy tài sản,...) thì tùy từng trường hợp họ còn bị xử lý hình sự về tội phạm tương ứng, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
5. Trường hợp người cho vay lãi nặng nhằm thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên, nhưng vì nguyên nhân ngoài ý muốn mà người cho vay chưa thu lợi bất chính hoặc đã thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính mà họ nhằm đạt được. Việc xác định số tiền thu lợi bất chính được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 6 Nghị quyết này. Khi quyết định hình phạt, Tòa án áp dụng Điều 15 và khoản 3 Điều 57 của Bộ luật Hình sự về phạm tội chưa đạt.
Như vậy, nếu thuộc một trong những trường hợp cho vay lãi trái quy định pháp luật được như trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm sẽ có hình phạt thích đáng.
Căn cứ Điều 5 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định về hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, thì đối với số tiền, vật thu lợi bất chính từ việc cho vay lãi nặng được xử lý như sau:
Tịch thu sung quỹ nhà nước đối với:
Trả lại cho người vay tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thực tế đã thu, trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ...) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước.
Khi người cho vay bị truy cứu trách nhiệm hình sự về việc cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo Điều 201 của Bộ luật Hình sự 2015 thì người vay tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Căn cứ theo Điều 4 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định về hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Căn cứ theo khoản Điều 5 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định về hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự thì người vay sẽ được trả lại tiền nếu người cho vay bị bắt về tội cho vay nặng lãi, trừ trường hợp nếu người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ...) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn