Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một dạng cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Việc xác định đúng nguồn nguy hiểm cao độ cũng như điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Sau đây NPLaw chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số vấn đề cần lưu ý nếu gặp phải các trường hợp có liên quan tới vấn đề này trên thực tiễn.
Thực tế, khi bàn về khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ thì có rất nhiều quan điểm được đưa ra, theo từ điển Luật học – trường đại học Luật Hà nội có quy định là nguồn nguy hiểm cao độ chính là vật mà khi bảo quản hoặc sản xuất hoặc vận hành hoặc dịch chuyển có khả năng gây ra những thiệt hại cho môi trường và người xung quanh. Từ đó, có thể hiểu nguồn nguy hiểm cao độ chính là những vật có trong thế giới tự nhiên hay hoạt động của máy móc, phương tiện khoa học, kỹ thuật.. mà hoạt động liên quan tới chúng có tiềm năng gây ra những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe tài sản cho những người xung quanh mà con người không thể kiểm soát được.
Khoản 2 Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định về nguồn nguy hiểm cao độ như sau: “nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.” Như vậy, có thể thấy theo các quy định của Việt Nam hiện nay không có quy định nào đưa ra khái niệm về nguồn nguy hiểm cao độ, chưa có một khái niệm chính thống mà chỉ được diễn đạt dưới dạng liệt kê.
Để xác định thế nào là nguồn nguy hiểm cao độ, cần phải làm rõ các khái niệm được liệt kê trong quy định bao gồm:
Vì vậy, phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp chỉ được coi là nguồn nguy hiểm cao độ khi chúng hoạt động, nếu chúng ở trạng thái “tĩnh” thì sẽ không gây nguy hiểm cho những người xung quanh.
Ví dụ: xe máy đang chạy trên đường, nhà máy công nghiệp đang trong quá trình vận hành, sản xuất
Vũ khí: vũ khí bao gồm vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn, vũ khí thô sơ…Tuy nhiên, không phải tất cả các loại vũ khí kể trên đều là nguồn nguy hiểm cao độ. Một số loại vũ khí thô sơ như: dao găm, đinh ba là tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt thì không phải là nguồn nguy hiểm cao độ
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự được đặt ra khi hành vi vi phạm nghĩa vụ của một người đã gây ra thiệt hại, bao gồm trách nhiệm bồi thường vật chất và trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trường hợp ngoại lệ của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, được xác định không cần yếu tố lỗi. Khi có thiệt hại xảy ra do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì sẽ phát sinh trách nhiệm phải bồi thường.
Theo đó có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một loại trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng, trong đó chủ sở hữu hoặc là người được giao quản lý sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thì phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản cũng như bù đắp những tổn thất về tinh thần cho những ai bị thiệt hại do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ đó gây ra, ngay cả khi họ không có lỗi, trừ các trường hợp: Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại. Ví dụ: xe ô tô đang tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật bất ngờ có người lao vào xe để tự tử…hay thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc do tình thế cấp thiết.
Một là, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Vì loại trách nhiệm này cũng mang đầy đủ những đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bao gồm các đặc điểm về:
Hai là, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phát sinh không phụ thuộc vào yếu tố lỗi, không có lỗi vẫn phải bồi thường.
Khoản 3 Điều 601 BLDS năm 2015 quy định: “chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi.”. Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung thì yếu tố lỗi được xác định là bắt buộc khi xác định điều kiện để làm phát sinh trách nhiệm vì thiệt hại xảy ra do hành vi có lỗi của con người. Thế những, đối với trường hợp bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì thiệt hại xảy ra là do sự tự thân nguồn nguy hiểm cao độ đó gây ra, nên phát sinh trách nhiệm kể cả khi không có lỗi, không cần yếu tố lỗi.
Ba là, thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra thì không xác định bao gồm những thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín
Thiệt hại được xem là tiền đề để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Thiệt hại theo khái niệm thì chỉ có thể được xác định là những thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe. Còn danh dự nhân phẩm uy tín là những giá trị nhân thân gắn liền với một cá nhân, tổ chức cụ thể, chúng chỉ có thể bị thiệt hại bởi con người (thông qua hành động, lời nói, chữ viết…) nhằm xuyên tạc, bôi nhọ làm tổn thất về tinh thần cho chủ thể bị thiệt hại.
Để xác định được chủ thể bồi thường thiệt hại trong các vụ thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì việc trước tiên là phải xem họ có năng lực chịu trách nhiệm hay không. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của chủ thể là khả năng của chủ thể đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ thiệt hại xảy ra. ( Điều 586 BLDS năm 2015)
Theo đó, khi có thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà chủ sở hữu, người chiếm hữu sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ từ đủ 18 tuổi trở lên thì người đó phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, việc sở hữu và sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là ít gặp, nhưng không phải không có, nếu áp dụng điều luật trên để bắt buộc cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường thì sẽ rơi vào gượng ép, bởi chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, nếu cha mẹ, người giám hộ không phải là người quản lý nguồn nguy hiểm cao độ thì hoàn toàn không có lỗi. Như vậy, trách nhiệm bồi thường vẫn thuộc về người chưa thành niên hoặc người quản lý nguồn nguy hiểm cao độ khi có thiệt hại xảy ra.
Bên cạnh đó, Điều 601 BLDS năm 2015 quy định:
“2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”
Như vậy, chủ thể bồi thường thiệt hại là chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hợp pháp, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật.
Loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là những trường hợp có thiệt hại xảy ra nhưng không phát sinh trách nhiệm bồi thường của chủ sở hữu hay của người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Đây cũng là những trường hợp để xác định giới hạn của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Khoản 3 Điều 601 BLDS 2015 quy định những trường hợp này bao gồm:
Ví dụ: Xe ô tô đang tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật thì bất ngờ có người lao vào xe tự tử và hậu quả là bị thương nặng. Trong trường hợp này chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó không phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Ví dụ: bão lũ…
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn